Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

THIỀN LÀ GÌ?

SUZUKI DAISETZ - ĐÀO NGUYÊN MINH dịch


Thiền là sự rèn luyện trong sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là giải thoát. Và giải thoát thì không kém gì so với tự do. Chúng ta nói rất nhiều trong thời đại này về đủ thứ tự do, chính trị, kinh tế, mà mặt khác thì những thứ tự do này đều không thực tiễn. Một khi chúng hãy còn ở trên bình diện tương đối, sự tự do mà chúng ta nói đến thì xa hơn thế nữa. Tự do thực sự là kết quả của sự giác ngộ. Khi một người nhận thức ra điều này, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ấy cũng có thể tìm thấy chính mình luôn tự tại trong đời sống nội tâm của mình, trong sự theo đuổi đường hướng hành động của chính nó. Thiền là một tôn giáo của jiyu “tự do”, và jizai “tự tại”. 

Giác ngộ chiếm trọng tâm trong giáo lý nơi tất cả các tông phái Phật Giáo, Tiểu Thừa và Đại Thừa, “tự lực” và “tha lực”, Thánh Đạo hay Tịnh Độ, giáo lý của Đức Phật tất cả đều phát xuất từ sự giác ngộ của ngài, từ khoảng 2.500 năm trước nơi vùng phía bắc Ân Độ. Vì vậy, mỗi một người Phật Tử đều dự kiến sẽ được giác ngộ hoặc trong đời này hoặc trong đời tương lai. Nếu không có giác ngộ, hoặc đã nhận ra, hoặc được nhận ra bằng cách nào đó, lúc nào đó, nơi nào đó, thì sẽ không có Phật Giáo. Thiền cũng không ngoại lệ. Thật ra, chính Thiền tạo ra hầu hết sự giác ngộ, hay satori “悟, ngộ”. 

Để chứng ngộ, Thiền mở ra cho chúng ta hai đường lối tổng quát: ngôn ngữ và hành động. 

Thứ nhất, ngôn ngữ thiền (thiền ngữ) quả mang tính chất Thiền, mặc dù nó hoàn toàn khác biệt từ triết lý trong ngôn ngữ hay biện luận rằng nó có thể không chính xác gì cho lắm để áp dụng từ ngữ “ngôn ngữ” cho Thiền. Nhưng, chúng ta đều biết, con người không thể nào sống mà không có ngôn ngữ, vì chúng ta được tạo ra như vậy từ thời mà chúng ta có thể giữ vững được sự sống của chúng ta thành từng nhóm. Tình thương là cốt lõi của con người, tình thương cần một điều gì để đặt mình lên trên đó; con người phải sống với nhau để mang đến đời sống cho có tình thương yêu lẫn nhau. Tình thương muốn được tỏ bày thì cần phải có phương tiện để truyền đạt, đó là ngôn ngữ. Vì Thiền là một trong những kinh nghiệm mang nhiều ý nghĩa nhất của loài người, người ta cần phải dùng đến ngôn ngữ để diễn tả nó cho người khác cũng như cho chính mình. Nhưng thiền ngữ có nét đặc thù của riêng nó, nó trái ngược lại với mọi luật lệ của khoa ngôn ngữ học. Trong Thiền, kinh nghiệm và diễn tả là một. Thiền ngữ diễn tả cái cụ thể nhất của kinh nghiệm. 

Lấy thí dụ: Một thiền sư đưa cây gậy của mình trước đại chúng và nói: “Các người không gọi nó là cây gậy. Vậy gọi nó là gì?” Một người bước ra khỏi thính chúng, lấy cây gậy khỏi tay vị thầy, bẻ gãy đôi và ném xuống đất. Tất cả đây là kết luận sự phát biểu phi lý của vị thiền sư. 

Một vị thiền sư khác, đưa cây gậy lên và nói: “Nếu ngươi có một cây, ta đưa cho cây gậy của ta; còn nếu ngươi không có, ta sẽ lấy nó đi.” Không có luận lý gì cả trong câu nói này. 

Còn có một thiền sư khác đã từng giảng về sự việc này: “Khi ngươi biết cây gậy là gì, thì ngươi biết tất cả, và hoàn tất việc học thiền.” Rồi không nói thêm lời nào nữa và rời khỏi thiền đường. 

Đây là những gì mà tôi gọi là Thiền ngữ. Triết lý của Thiền lộ ra từ đó. Tuy nhiên, triết lý không quan tâm đến việc làm sáng tỏ tất cả những ngôn từ “bí ẩn” này, nhưng là để đạt đến tự chính cái tâm, như nó đã, rỉ tiết ra chúng một cách tự nhiên, quen thuộc, như là những đám mây bay lên từ đỉnh núi. Những gì mà chúng ta quan tâm ở đây, không phải là nội dung được rỉ tiết ra, đó là chữ nghĩa và ngôn ngữ, nhưng là “điều gì” lảng vảng quanh đây, mà chúng ta không thể nào xác định được vị trí của nó và nói “Đây này!” Để gọi nó, cái tâm còn xa với thực tế của kinh nghiệm; nó là cái mà không thể nêu tên “X”. Nó không trừu tượng; nó đủ cụ thể, và trực tiếp, như là mắt thấy mặt trời, nhưng nó không được xếp vào trong những phạm trù của ngôn ngữ. Ngay khi chúng ta cố gắng làm điều này, nó lại biến mất. Vì vậy, Phật Giáo gọi nó là cái “không thể đạt được”, “không thể nắm bắt được”. 

Đó là lý do tại sao mà cây gậy là một cây gậy và đồng thời không phải là cây gậy, hay là cây gậy là cây gậy chỉ bởi vì nó không phải là cây gậy. Từ ngữ không bị tách rời khỏi sự vật hay sự kiện hay kinh nghiệm. 

Các thiền sư đã từng nói, “Hãy xét những từ ngữ sống mà không xét đến những từ ngữ chết”. Những từ ngữ chết là những từ ngữ mà không còn đi tiếp một cách trực tiếp, cụ thể và mật thiết đến những kinh nghiệm. Chúng chỉ là khái niệm, bị cắt đứt khỏi gốc rễ sống. Chúng đã ngưng đọng khi được khơi dậy từ bên trong con người ta, từ chính nó. Chúng không còn là những gì mà các thiền sư gọi là “một từ ngữ” mà khi đã thấu hiểu nó thì dẫn ngay đến sự thấu hiểu hàng trăm hàng ngàn những từ ngữ khác hay những câu nói của các thiền sư. Thiền ngữ làm việc với những “từ ngữ sống” này. 

*** 

Sự rèn luyện thứ hai tiến đến sự thực chứng giác ngộ là hành động (thiền hành). Trong một ý nghĩa nào đó, ngôn ngữ cũng còn là hành động khi mà nó cụ thể và riêng tư. Nhưng trong hành động, những gì mà chúng ta gọi là “thân”, theo sự cảm nhận thực chứng của chúng ta, có dính líu vào. Khi mà ngài Lâm Tế được hỏi về những gì là tinh túy của Phật Giáo, ngài đã rời khỏi cái ghế của mình, nắm ngay ngực áo của người hỏi, tát vào mặt, và buông người ấy ra. Người ấy đứng sửng ở đó. Người đứng bên nhắc, “Sao ngươi không lạy?” Điều này làm người ấy tỉnh cơn mơ màng; và khi người ấy sắp lạy thầy, thì lại chứng ngộ. 

Khi Mã Tổ [馬祖] đi dạo với Bách Trượng [百丈], người thị giả của ngài, khi ngài thấy một đàn ngỗng trời bay qua. Ngài hỏi, “Chúng đang bay đi đâu?” Bách Trượng trả lời, “Chúng đã bay mất rồi.” Mã Tổ quay sang, nắm lấy mũi Bách Trượng, vặn thật mạnh. Bách Trượng kêu la, “Đau quá, sư phụ!” “Ai bảo chúng đã bay mất rồi?” ngài Mã Tổ hỏi vặn lại. Việc này làm cho Bách Trượng nhận ra rằng vị thầy đã không nói gì đến nhận thức về đàn ngỗng mất dạng trong đám mây. Mục đích của vị thầy là gợi sự chú ý của Bách Trượng với đàn ngỗng sống di chuyển cùng với chính Bách Trượng, không phải ở bên ngoài mà là ở bên trong con người của ngài. 

Con người này, theo Lâm Tế [臨済], là “con người thật, hoàn toàn trần truồng đi vào ra các giác quan của bạn.” Tôi tự hỏi không biết đây có phải là biểu tượng “người thứ ba” được nói đến bởi một vài nhà văn hiện đại như đi “bên cạnh bạn” hay “bên phía kia của bạn” hay “đằng sau bạn.” 

Chúng ta có thể nói rằng đây là một bài học thực hành, dạy bằng hành động, học bằng làm việc. Có cái gì đó giống như nó trong phương pháp hành động tiến tới giác ngộ. Nhưng một hành động trực tiếp trong Thiền lại có một ý nghĩa khác. Có một mục đích sâu sắc hơn bao gồm trong sự thức tỉnh nơi tâm trí của người đệ tử một ý thức nào đó được hòa nhịp với sự rung động của Thực Thể. Câu chuyện sau đây có một chút khác; nó chỉ đơn giản trình bày tầm quan trọng của nó là để nắm bắt một thủ thuật bằng cách trải qua một trạng huống thực tế riêng mình mà không có sự trợ giúp nào bên ngoài. Nó làm thí dụ cho phương pháp sư phạm của tinh thần “tự tại” trong Thiền. Điều này hoàn toàn phù hợp với giáo pháp của Đức Phật và các thầy tổ khác: “Không trông cậy vào người khác, hay vào sự đọc tụng kinh điển. Mà phải tự là cây đuốc của chính mình.” 

Ngũ Tổ Pháp Diễn [五祖法演], thời nhà Tống, cho chúng ta câu chuyện sau đây để nói lên tinh thần Thiền vượt lên trên kiến thức, luận lý, và ngôn từ: 

“Nếu có người nào hỏi tôi Thiền giống cái gì, tôi sẽ nói rằng nó giống như là đi học nghề ăn trộm: Có người con của một người ăn trộm thấy cha mình trở nên già yếu mà nghĩ rằng, ‘Nếu cha mình không thể tiếp tục cái nghề của ông, thì ai sẽ là người kiếm cơm cho gia đình đây, không ai khác hơn là mình? Vậy thì ta phải học nghề mới được.’ Người con gợi ý với người cha, và ông ta đồng ý. 

“Một tối nọ, người cha dẫn người con đến một căn nhà lớn, phá chuôi qua rào, vào trong căn nhà, và, mở một trong những cái rương lớn, bảo người con bước vào trong ấy, người cha vội đóng nắp rương lại và khóa thật kỹ bằng ổ khóa. Người cha bấy giờ lại chạy ra ngoài sân và đập mạnh vào cửa, đánh thức cả nhà dậy; xong lẳng lặng trốn qua cái lỗ của hàng rào chạy mất hút. Người trong nhà xôn xao vội đốt đèn, nhưng họ thấy kẻ ăn trộm đã trốn mất. 

“Người con, hãy còn nằm trong cái rương bị khóa kỹ, nghĩ đến người cha tàn nhẫn. Hắn quá xấu hỗ, chợt có một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu. Hắn làm ra tiếng động giống như là tiếng chuột gặm ở trong cái rương. Gia chủ bảo người làm thắp cây đèn mà đến xem xét cái rương. Khi nắp rương vừa được mở, người trong rương nhảy ra, thổi tắt ngọn đèn, xô người làm sang một bên, rồi chạy mất. Người ta rượt theo hắn. Nhận thấy có một cái giếng bên vệ đường, hắn ta rinh một tản đá lớn ném xuống giếng nước. Đám người rượt theo tất cả đều bao quanh cái giếng để tìm kẻ trộm đã phóng mình vào hố giếng tối. 

“Trong lúc ấy, hắn trở về lại an toàn nhà cha của mình. Hắn trách cứ cha mình một cách nặng nề đưa đến sự trốn thoát trong gang tất. Người cha bảo, ‘Đừng có bực mình, con của cha. Hãy nói làm sao mà con trốn thoát ra được.’ Khi người con kể đầu đuôi câu chuyện, người cha nhận xét, ‘Đó thấy không, con đã học được nghề rồi!’” 

Cái ý tưởng trong câu chuyện là để nói lên sự vô ích trong việc chỉ dẫn bằng lời nói và trình bày bằng khái niệm theo như kinh nghiệm của sự giác ngộ vừa được nói đến. Ngộ phải là kết quả tự nhiên của sự sống bên trong của mỗi một người và không là sự gieo trồng bằng lời nói mang vào từ bên ngoài. 

*** 

Đối tượng của Thiền tập bao gồm việc làm cho chúng ta nhận ra rằng Thiền là kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta và nó không phải là một cái gì đó đưa vào từ bên ngoài. Thiên Hoàng Đạo Ngộ [天皇道悟] minh họa ra điểm hùng hồn nhất trong việc đối đãi với một nhà sư mới tu, trong khi đó, một kiếm khách vô danh Nhật Bản bày tỏ nó mang tính cách đe dọa hơn trong nghề nghiệp của mình. Câu chuyện của Thiên Hoàng Đạo Ngộ như sau: 

Đạo Ngộ có một đệ tử tên là Sùng Tín [崇信]. Khi được nhận làm tăng sinh, lẽ tự nhiên là nghĩ rằng mình sẽ được thầy chỉ dạy về Thiền như những học trò được dạy chữ ở trường học vậy. Nhưng Đạo Ngộ đã không dạy cho đệ tử mình những bài học đặc biệt về môn này, và điều này đã làm cho Sùng Tín cảm thấy bối rối và bất mãn. Vào một ngày, Sùng Tín thưa với thầy, “Từ khi con đến đây học cho tới nay, con đã không được thầy dạy điều gì cốt yếu của Thiền cả.” Đạo Ngộ trả lời, “Từ khi con đến đây, ta đã dạy cho con những bài học có liên quan đến Thiền rồi!” 

“Bài học nào thế?” 

“Khi con bưng trà cho ta vào buổi sáng, ta nhận lấy; khi con dọn bữa ăn, ta nhận lấy; khi con chào lạy ta, ta gật đầu đáp lại. Vậy con còn muốn được dạy điều gì nữa trong Thiền?” 

Sùng Tín cúi đầu trong giây lát, suy nghĩ về những điều khó hiểu. Vị thầy bảo, “Nếu con muốn thấy, thì thấy ngay. Còn bắt đầu suy nghĩ, thì nó lại biến mất.” 

Câu chuyện của vị kiếm khách lại như sau: 

Khi một đệ tử tìm đến một vị thầy để học kiếm thuật, vị thầy, một người đã về hưu ẩn cư trong một cái chòi trên núi, nhận dạy người học trò. Người đệ tử bị bắt phải giúp thầy nhen lửa, gánh nước từ con suối gần đó, chẽ củi, nấu cơm, quét nhà và dọn sân, một cách tổng quát là chăm nom việc nhà cửa cho thầy mình. Không có một bài học và kỹ thuật đánh kiếm nào được đem ra dạy cả. Sau một thời gian, người học trò trẻ trở nên bất mãn, vì anh ta đến không phải là để làm việc như người ở cho ông già, nhưng mà để học kiếm thuật. Vì vậy vào một ngày, người thanh niên tiến đến thầy và đòi ông ta dạy. Người thầy đồng ý. 

Kết quả là người thanh niên không thể nào làm một việc gì mà cảm thấy được yên ổn. Như khi anh ta nấu cơm buổi sáng, người thầy xuất hiện, từ đàng sau đập một gậy vào người anh. Khi anh ta đang trong lúc quét nhà, thì cũng cảm thấy có một cú đánh không biết từ đâu. Anh ta không bao giờ yên ổn cả, vì luôn luôn ở trong trạng thái phải sống còn. Vài năm trôi qua, trước khi anh ta có thể tránh né được cú đánh từ bất cứ ở đâu. Nhưng vị thầy vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với kết quả của anh có. 

Vào một ngày, thấy thầy mình đang luộc rau trên bếp lửa. Người học trò tự nghĩ rằng đây là cơ hội hiếm có để thử thầy mình. Cầm ngay cây gậy lớn, dơ cao đánh vào đầu thầy, đang lom khom quậy canh rau trong nồi. Nhưng cây gậy của người học trò bị kẹt ngay vào cái nắp vung nồi canh rau. Việc này đã làm sáng mắt người học trò về bí quyết của kiếm thuật, mà cho đến nay anh ta hãy còn xa lạ với bí quyết này. Từ đó, lần đầu tiên người học trò mới cảm thấy sự ưu ái không thể nào sánh kịp của thầy mình. 

Bí quyết tuyệt hảo của kiếm thuật bao gồm việc tạo ra khuôn thước tâm lý làm cho mình luôn luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời, nghĩa là tức-khắc, những gì đến từ bên ngoài. Trong khi rèn luyện kỹ thuật thì rất quan trọng, nó đến sau tất cả những gì là giả tạo, có ý thức, có tính toán thêm vào và bồi đắp. Trừ khi cái tâm tự nó lợi dụng kỹ năng nào đó ứng hợp với trạng thái cực kỳ linh động hoặc năng động. Trạng thái này lan khắp khi mà tâm được đánh thức đến satori (ngộ). Những gì mà vị kiếm khách nhắm tới là làm cho người đệ tử đạt đến sự thực chứng này. Nó không thể được truyền dạy bằng bất kỳ một phương pháp đặc biệt nào nhắm đến đích này, mà nó chỉ đơn thuần tăng triển từ bên trong. Phương pháp của vị kiếm khách thật sự là không có phương pháp nào mang ý nghĩa thích hợp. Nhưng có một phương pháp “tự nhiên” trong sự điên dại rõ ràng của ông, và ông đã thành công trong việc đánh thức tâm thức của người đệ tử trẻ của ông những gì đánh động cơ chế cần thiết cho sự tinh thông kiếm thuật. 

Thiền sư Đạo Ngộ đã không phải lúc nào cũng đánh người đệ tử của mình bằng cây gậy. Đối tượng của vị kiếm khách thì rõ ràng và có giới hạn trong lãnh vực kiếm thuật, trong khi đó Đạo Ngộ thiền sư muốn dạy bằng cách đạt đến nguồn căn mà từ đó mọi thứ làm cho kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta xảy ra sau đó. Vì vậy, khi Sùng Tín bắt đầu suy nghĩ về những nhận xét mà Đạo Ngộ thiền sư cho biết, Đạo Ngộ bảo Sùng Tín: “Không suy nghĩ bất cứ điều gì. Khi con muốn thấy, thì thấy ngay tức-khắc. Ngay khi con nấn ná [có nghĩa là, lúc mà có sự diễn đạt bằng trí óc hay trung gian], thì toàn bộ sự việc lại trở nên lệch lạc.” Điều này có nghĩa rằng, trong việc tu học Thiền, ý nghĩ khái niệm phải ra đi, vì một khi mà chúng ta nấn ná ở cấp độ này, chúng ta chẳng bao giờ đạt đến nơi mà Thiền có sự sống của nó ở đó. Cái cánh cửa của sự thể nghiệm – giác ngộ (sự chứng ngộ) tự nó mở lấy khi mà người ta cuối cùng đối diện với sự bế tắc của trí thức. 

Điều khó nắm bắt hay trơn trượt của chân lý hay thực thể hay, tôi sẽ nói, Chúa, khi người ta cố gắng nắm bắt nó hoặc ngài bằng khái niệm hoặc kiến thức, thì cũng giống như đi bắt con cá trê da trơn bằng cái bầu. Đây là sự diễn tả khéo léo qua Josetsu [如拙], một họa sĩ người Nhật vào thế kỷ thứ 15. 

Bây giờ chúng ta có thể nêu ra một vài điều về Thiền không ít thì nhiều về mang tính cách tóm tắt: 

(1) Pháp hành Thiền bao gồm trong sự đạt giác ngộ (hay satori [ngộ], trong tiếng Nhật). 

(2) Satori [ngộ] tìm thấy cho đến nay một ý nghĩa tìm ẩn bên trong những kinh nghiệm cụ thể riêng biệt hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như ăn, uống, hay mọi thứ công việc. 

(3) Ý nghĩa vì vậy bộc lộ không phải là cái gì đó thêm vào từ bên ngoài. Nó là trong chính nó, trở thành chính nó, sống với chính nó. Điều này được gọi, trong tiếng Nhật, là một sự sống của kono-mama hay sono-mama có nghĩa là “isness [như là, như thị]” của một sự vật. Thực thể trong cái như là chính nó. 

(4) Vài người có thể nói, “Không thể có một ý nghĩa nào trong chỉ như là.” Nhưng đây không phải là quan niệm của Thiền, theo đó, như là là ý nghĩa. Khi tôi nhìn vào nó tôi thấy nó rõ ràng như tôi thấy chính tôi phản ảng trong tấm gương. 

(5) Điều này đã làm cho Bàng Cư Sĩ, một đệ tử cư sĩ của thế kỷ thứ 8, phát biểu rằng: 
Điều này kỳ diệu làm sao, thần bí làm sao! 
Tôi mang củi, tôi lấy nước. 
Việc mang củi hay lấy nước, tự nó, ngoài tánh vị lợi của nó, đầy ý nghĩa; vì sự “kỳ diệu” của nó, sự “thần bí” của nó. 

(6) Vì vậy, Thiền không nương náu trong trừu tượng hay trong khái niệm. Trong thiền ngữ, có thể đôi khi Thiền thực hiện điều này khá nhiều. Nhưng đây là một lỗi thông thường nhất gây ra bởi những người không biết gì về Thiền. 

(7) Satori [ngộ] là sự giải thoát, đạo đức, tinh thần, cũng như tri thức. Khi tôi ở trong cái như là của tôi, thanh lọc một cách triệt để mọi tàn tích của trí thức, tôi có sự tự do của mình trong ý nghĩa căn bản của nó. 

(8) Khi tâm, bây giờ ở trong cái như là của nó – mà, dùng thiền ngữ, không như là – và vì vậy thoát khỏi sự phức tạp của tri thức và những sự câu thúc đạo đức trong mỗi cách mô tả, khảo sát thế giới của giác quan trong tất cả sự tăng bội của nó, nó khám phá trong mọi loại giá trị cho đến nay đã ẩn tàng không tìm thấy. Nơi đây mở ra cho người nghệ sĩ một thế giới tràn đầy sự kỳ diệu và thần bí. 

(9) Thế giới của người nghệ sĩ là một sự sáng tạo tự do, và điều này có thể đến chỉ bằng trực giác trực tiếp và tức-thời từ cái như là của sự vật, không bị ngăn trở bởi cảm giác và tri thức. Họ sáng tạo ra hình sắc và âm thanh từ cái không hình sắc và không âm thanh. Trong phạm vi này, thế giới của người nghệ sĩ trùng hợp với Thiền. 

(10) Sự khác biệt giữa Thiền và nghệ thuật là điều này: Trong khi người nghệ sĩ cần đến khung vải và cọ hay dụng cụ máy móc hay những phương tiện khác để diễn tả lấy họ, thì Thiền không cần những vật dụng gì từ bên ngoài, trừ “tấm thân” mà trong đó Thiền-giả là như vậy để nói chuyện hiển hiện. Từ quan điểm tuyệt đối thì điều này không mấy chính xác; tôi nói rằng nó chỉ nhường bộ cho cách nói chuyện của thế gian. Những gì mà Thiền làm là phác họa chính nó trên khung vải vô hạn của thời gian và không gian trong cách mà đàn ngỗng trời soi bóng trên nước bên dưới không mang một ý tưởng gì về việc làm đó, trong khi nước phản ảnh bóng đàn ngỗng chỉ là tự nhiên và một cách không cố ý. 

(11) Thiền-giả là một người nghệ sĩ trong phạm vi đó, như là nhà điêu khắc ra một nhân vật vĩ đại chôn sâu trong một khối vật liệu vô tri, Thiền-giả biến đổi đời sống của chính họ vào công việc sáng tạo, mà nó hiện hữu, như người Cơ Đốc Giáo có thể nói, trong trái tim của Chúa.

SUZUKI DAISETZ - ĐÀO NGUYÊN MINH dịch




Thiền là sự rèn luyện trong sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là giải thoát. Và giải thoát thì không kém gì so với tự do. Chúng ta nói rất nhiều trong thời đại này về đủ thứ tự do, chính trị, kinh tế, mà mặt khác thì những thứ tự do này đều không thực tiễn. Một khi chúng hãy còn ở trên bình diện tương đối, sự tự do mà chúng ta nói đến thì xa hơn thế nữa. Tự do thực sự là kết quả của sự giác ngộ. Khi một người nhận thức ra điều này, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ấy cũng có thể tìm thấy chính mình luôn tự tại trong đời sống nội tâm của mình, trong sự theo đuổi đường hướng hành động của chính nó. Thiền là một tôn giáo của jiyu “tự do”, và jizai “tự tại”. 

Giác ngộ chiếm trọng tâm trong giáo lý nơi tất cả các tông phái Phật Giáo, Tiểu Thừa và Đại Thừa, “tự lực” và “tha lực”, Thánh Đạo hay Tịnh Độ, giáo lý của Đức Phật tất cả đều phát xuất từ sự giác ngộ của ngài, từ khoảng 2.500 năm trước nơi vùng phía bắc Ân Độ. Vì vậy, mỗi một người Phật Tử đều dự kiến sẽ được giác ngộ hoặc trong đời này hoặc trong đời tương lai. Nếu không có giác ngộ, hoặc đã nhận ra, hoặc được nhận ra bằng cách nào đó, lúc nào đó, nơi nào đó, thì sẽ không có Phật Giáo. Thiền cũng không ngoại lệ. Thật ra, chính Thiền tạo ra hầu hết sự giác ngộ, hay satori “悟, ngộ”. 

Để chứng ngộ, Thiền mở ra cho chúng ta hai đường lối tổng quát: ngôn ngữ và hành động. 

Thứ nhất, ngôn ngữ thiền (thiền ngữ) quả mang tính chất Thiền, mặc dù nó hoàn toàn khác biệt từ triết lý trong ngôn ngữ hay biện luận rằng nó có thể không chính xác gì cho lắm để áp dụng từ ngữ “ngôn ngữ” cho Thiền. Nhưng, chúng ta đều biết, con người không thể nào sống mà không có ngôn ngữ, vì chúng ta được tạo ra như vậy từ thời mà chúng ta có thể giữ vững được sự sống của chúng ta thành từng nhóm. Tình thương là cốt lõi của con người, tình thương cần một điều gì để đặt mình lên trên đó; con người phải sống với nhau để mang đến đời sống cho có tình thương yêu lẫn nhau. Tình thương muốn được tỏ bày thì cần phải có phương tiện để truyền đạt, đó là ngôn ngữ. Vì Thiền là một trong những kinh nghiệm mang nhiều ý nghĩa nhất của loài người, người ta cần phải dùng đến ngôn ngữ để diễn tả nó cho người khác cũng như cho chính mình. Nhưng thiền ngữ có nét đặc thù của riêng nó, nó trái ngược lại với mọi luật lệ của khoa ngôn ngữ học. Trong Thiền, kinh nghiệm và diễn tả là một. Thiền ngữ diễn tả cái cụ thể nhất của kinh nghiệm. 

Lấy thí dụ: Một thiền sư đưa cây gậy của mình trước đại chúng và nói: “Các người không gọi nó là cây gậy. Vậy gọi nó là gì?” Một người bước ra khỏi thính chúng, lấy cây gậy khỏi tay vị thầy, bẻ gãy đôi và ném xuống đất. Tất cả đây là kết luận sự phát biểu phi lý của vị thiền sư. 

Một vị thiền sư khác, đưa cây gậy lên và nói: “Nếu ngươi có một cây, ta đưa cho cây gậy của ta; còn nếu ngươi không có, ta sẽ lấy nó đi.” Không có luận lý gì cả trong câu nói này. 

Còn có một thiền sư khác đã từng giảng về sự việc này: “Khi ngươi biết cây gậy là gì, thì ngươi biết tất cả, và hoàn tất việc học thiền.” Rồi không nói thêm lời nào nữa và rời khỏi thiền đường. 

Đây là những gì mà tôi gọi là Thiền ngữ. Triết lý của Thiền lộ ra từ đó. Tuy nhiên, triết lý không quan tâm đến việc làm sáng tỏ tất cả những ngôn từ “bí ẩn” này, nhưng là để đạt đến tự chính cái tâm, như nó đã, rỉ tiết ra chúng một cách tự nhiên, quen thuộc, như là những đám mây bay lên từ đỉnh núi. Những gì mà chúng ta quan tâm ở đây, không phải là nội dung được rỉ tiết ra, đó là chữ nghĩa và ngôn ngữ, nhưng là “điều gì” lảng vảng quanh đây, mà chúng ta không thể nào xác định được vị trí của nó và nói “Đây này!” Để gọi nó, cái tâm còn xa với thực tế của kinh nghiệm; nó là cái mà không thể nêu tên “X”. Nó không trừu tượng; nó đủ cụ thể, và trực tiếp, như là mắt thấy mặt trời, nhưng nó không được xếp vào trong những phạm trù của ngôn ngữ. Ngay khi chúng ta cố gắng làm điều này, nó lại biến mất. Vì vậy, Phật Giáo gọi nó là cái “không thể đạt được”, “không thể nắm bắt được”. 

Đó là lý do tại sao mà cây gậy là một cây gậy và đồng thời không phải là cây gậy, hay là cây gậy là cây gậy chỉ bởi vì nó không phải là cây gậy. Từ ngữ không bị tách rời khỏi sự vật hay sự kiện hay kinh nghiệm. 

Các thiền sư đã từng nói, “Hãy xét những từ ngữ sống mà không xét đến những từ ngữ chết”. Những từ ngữ chết là những từ ngữ mà không còn đi tiếp một cách trực tiếp, cụ thể và mật thiết đến những kinh nghiệm. Chúng chỉ là khái niệm, bị cắt đứt khỏi gốc rễ sống. Chúng đã ngưng đọng khi được khơi dậy từ bên trong con người ta, từ chính nó. Chúng không còn là những gì mà các thiền sư gọi là “một từ ngữ” mà khi đã thấu hiểu nó thì dẫn ngay đến sự thấu hiểu hàng trăm hàng ngàn những từ ngữ khác hay những câu nói của các thiền sư. Thiền ngữ làm việc với những “từ ngữ sống” này. 

*** 

Sự rèn luyện thứ hai tiến đến sự thực chứng giác ngộ là hành động (thiền hành). Trong một ý nghĩa nào đó, ngôn ngữ cũng còn là hành động khi mà nó cụ thể và riêng tư. Nhưng trong hành động, những gì mà chúng ta gọi là “thân”, theo sự cảm nhận thực chứng của chúng ta, có dính líu vào. Khi mà ngài Lâm Tế được hỏi về những gì là tinh túy của Phật Giáo, ngài đã rời khỏi cái ghế của mình, nắm ngay ngực áo của người hỏi, tát vào mặt, và buông người ấy ra. Người ấy đứng sửng ở đó. Người đứng bên nhắc, “Sao ngươi không lạy?” Điều này làm người ấy tỉnh cơn mơ màng; và khi người ấy sắp lạy thầy, thì lại chứng ngộ. 

Khi Mã Tổ [馬祖] đi dạo với Bách Trượng [百丈], người thị giả của ngài, khi ngài thấy một đàn ngỗng trời bay qua. Ngài hỏi, “Chúng đang bay đi đâu?” Bách Trượng trả lời, “Chúng đã bay mất rồi.” Mã Tổ quay sang, nắm lấy mũi Bách Trượng, vặn thật mạnh. Bách Trượng kêu la, “Đau quá, sư phụ!” “Ai bảo chúng đã bay mất rồi?” ngài Mã Tổ hỏi vặn lại. Việc này làm cho Bách Trượng nhận ra rằng vị thầy đã không nói gì đến nhận thức về đàn ngỗng mất dạng trong đám mây. Mục đích của vị thầy là gợi sự chú ý của Bách Trượng với đàn ngỗng sống di chuyển cùng với chính Bách Trượng, không phải ở bên ngoài mà là ở bên trong con người của ngài. 

Con người này, theo Lâm Tế [臨済], là “con người thật, hoàn toàn trần truồng đi vào ra các giác quan của bạn.” Tôi tự hỏi không biết đây có phải là biểu tượng “người thứ ba” được nói đến bởi một vài nhà văn hiện đại như đi “bên cạnh bạn” hay “bên phía kia của bạn” hay “đằng sau bạn.” 

Chúng ta có thể nói rằng đây là một bài học thực hành, dạy bằng hành động, học bằng làm việc. Có cái gì đó giống như nó trong phương pháp hành động tiến tới giác ngộ. Nhưng một hành động trực tiếp trong Thiền lại có một ý nghĩa khác. Có một mục đích sâu sắc hơn bao gồm trong sự thức tỉnh nơi tâm trí của người đệ tử một ý thức nào đó được hòa nhịp với sự rung động của Thực Thể. Câu chuyện sau đây có một chút khác; nó chỉ đơn giản trình bày tầm quan trọng của nó là để nắm bắt một thủ thuật bằng cách trải qua một trạng huống thực tế riêng mình mà không có sự trợ giúp nào bên ngoài. Nó làm thí dụ cho phương pháp sư phạm của tinh thần “tự tại” trong Thiền. Điều này hoàn toàn phù hợp với giáo pháp của Đức Phật và các thầy tổ khác: “Không trông cậy vào người khác, hay vào sự đọc tụng kinh điển. Mà phải tự là cây đuốc của chính mình.” 

Ngũ Tổ Pháp Diễn [五祖法演], thời nhà Tống, cho chúng ta câu chuyện sau đây để nói lên tinh thần Thiền vượt lên trên kiến thức, luận lý, và ngôn từ: 

“Nếu có người nào hỏi tôi Thiền giống cái gì, tôi sẽ nói rằng nó giống như là đi học nghề ăn trộm: Có người con của một người ăn trộm thấy cha mình trở nên già yếu mà nghĩ rằng, ‘Nếu cha mình không thể tiếp tục cái nghề của ông, thì ai sẽ là người kiếm cơm cho gia đình đây, không ai khác hơn là mình? Vậy thì ta phải học nghề mới được.’ Người con gợi ý với người cha, và ông ta đồng ý. 

“Một tối nọ, người cha dẫn người con đến một căn nhà lớn, phá chuôi qua rào, vào trong căn nhà, và, mở một trong những cái rương lớn, bảo người con bước vào trong ấy, người cha vội đóng nắp rương lại và khóa thật kỹ bằng ổ khóa. Người cha bấy giờ lại chạy ra ngoài sân và đập mạnh vào cửa, đánh thức cả nhà dậy; xong lẳng lặng trốn qua cái lỗ của hàng rào chạy mất hút. Người trong nhà xôn xao vội đốt đèn, nhưng họ thấy kẻ ăn trộm đã trốn mất. 

“Người con, hãy còn nằm trong cái rương bị khóa kỹ, nghĩ đến người cha tàn nhẫn. Hắn quá xấu hỗ, chợt có một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu. Hắn làm ra tiếng động giống như là tiếng chuột gặm ở trong cái rương. Gia chủ bảo người làm thắp cây đèn mà đến xem xét cái rương. Khi nắp rương vừa được mở, người trong rương nhảy ra, thổi tắt ngọn đèn, xô người làm sang một bên, rồi chạy mất. Người ta rượt theo hắn. Nhận thấy có một cái giếng bên vệ đường, hắn ta rinh một tản đá lớn ném xuống giếng nước. Đám người rượt theo tất cả đều bao quanh cái giếng để tìm kẻ trộm đã phóng mình vào hố giếng tối. 

“Trong lúc ấy, hắn trở về lại an toàn nhà cha của mình. Hắn trách cứ cha mình một cách nặng nề đưa đến sự trốn thoát trong gang tất. Người cha bảo, ‘Đừng có bực mình, con của cha. Hãy nói làm sao mà con trốn thoát ra được.’ Khi người con kể đầu đuôi câu chuyện, người cha nhận xét, ‘Đó thấy không, con đã học được nghề rồi!’” 

Cái ý tưởng trong câu chuyện là để nói lên sự vô ích trong việc chỉ dẫn bằng lời nói và trình bày bằng khái niệm theo như kinh nghiệm của sự giác ngộ vừa được nói đến. Ngộ phải là kết quả tự nhiên của sự sống bên trong của mỗi một người và không là sự gieo trồng bằng lời nói mang vào từ bên ngoài. 

*** 

Đối tượng của Thiền tập bao gồm việc làm cho chúng ta nhận ra rằng Thiền là kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta và nó không phải là một cái gì đó đưa vào từ bên ngoài. Thiên Hoàng Đạo Ngộ [天皇道悟] minh họa ra điểm hùng hồn nhất trong việc đối đãi với một nhà sư mới tu, trong khi đó, một kiếm khách vô danh Nhật Bản bày tỏ nó mang tính cách đe dọa hơn trong nghề nghiệp của mình. Câu chuyện của Thiên Hoàng Đạo Ngộ như sau: 

Đạo Ngộ có một đệ tử tên là Sùng Tín [崇信]. Khi được nhận làm tăng sinh, lẽ tự nhiên là nghĩ rằng mình sẽ được thầy chỉ dạy về Thiền như những học trò được dạy chữ ở trường học vậy. Nhưng Đạo Ngộ đã không dạy cho đệ tử mình những bài học đặc biệt về môn này, và điều này đã làm cho Sùng Tín cảm thấy bối rối và bất mãn. Vào một ngày, Sùng Tín thưa với thầy, “Từ khi con đến đây học cho tới nay, con đã không được thầy dạy điều gì cốt yếu của Thiền cả.” Đạo Ngộ trả lời, “Từ khi con đến đây, ta đã dạy cho con những bài học có liên quan đến Thiền rồi!” 

“Bài học nào thế?” 

“Khi con bưng trà cho ta vào buổi sáng, ta nhận lấy; khi con dọn bữa ăn, ta nhận lấy; khi con chào lạy ta, ta gật đầu đáp lại. Vậy con còn muốn được dạy điều gì nữa trong Thiền?” 

Sùng Tín cúi đầu trong giây lát, suy nghĩ về những điều khó hiểu. Vị thầy bảo, “Nếu con muốn thấy, thì thấy ngay. Còn bắt đầu suy nghĩ, thì nó lại biến mất.” 

Câu chuyện của vị kiếm khách lại như sau: 

Khi một đệ tử tìm đến một vị thầy để học kiếm thuật, vị thầy, một người đã về hưu ẩn cư trong một cái chòi trên núi, nhận dạy người học trò. Người đệ tử bị bắt phải giúp thầy nhen lửa, gánh nước từ con suối gần đó, chẽ củi, nấu cơm, quét nhà và dọn sân, một cách tổng quát là chăm nom việc nhà cửa cho thầy mình. Không có một bài học và kỹ thuật đánh kiếm nào được đem ra dạy cả. Sau một thời gian, người học trò trẻ trở nên bất mãn, vì anh ta đến không phải là để làm việc như người ở cho ông già, nhưng mà để học kiếm thuật. Vì vậy vào một ngày, người thanh niên tiến đến thầy và đòi ông ta dạy. Người thầy đồng ý. 

Kết quả là người thanh niên không thể nào làm một việc gì mà cảm thấy được yên ổn. Như khi anh ta nấu cơm buổi sáng, người thầy xuất hiện, từ đàng sau đập một gậy vào người anh. Khi anh ta đang trong lúc quét nhà, thì cũng cảm thấy có một cú đánh không biết từ đâu. Anh ta không bao giờ yên ổn cả, vì luôn luôn ở trong trạng thái phải sống còn. Vài năm trôi qua, trước khi anh ta có thể tránh né được cú đánh từ bất cứ ở đâu. Nhưng vị thầy vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với kết quả của anh có. 

Vào một ngày, thấy thầy mình đang luộc rau trên bếp lửa. Người học trò tự nghĩ rằng đây là cơ hội hiếm có để thử thầy mình. Cầm ngay cây gậy lớn, dơ cao đánh vào đầu thầy, đang lom khom quậy canh rau trong nồi. Nhưng cây gậy của người học trò bị kẹt ngay vào cái nắp vung nồi canh rau. Việc này đã làm sáng mắt người học trò về bí quyết của kiếm thuật, mà cho đến nay anh ta hãy còn xa lạ với bí quyết này. Từ đó, lần đầu tiên người học trò mới cảm thấy sự ưu ái không thể nào sánh kịp của thầy mình. 

Bí quyết tuyệt hảo của kiếm thuật bao gồm việc tạo ra khuôn thước tâm lý làm cho mình luôn luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời, nghĩa là tức-khắc, những gì đến từ bên ngoài. Trong khi rèn luyện kỹ thuật thì rất quan trọng, nó đến sau tất cả những gì là giả tạo, có ý thức, có tính toán thêm vào và bồi đắp. Trừ khi cái tâm tự nó lợi dụng kỹ năng nào đó ứng hợp với trạng thái cực kỳ linh động hoặc năng động. Trạng thái này lan khắp khi mà tâm được đánh thức đến satori (ngộ). Những gì mà vị kiếm khách nhắm tới là làm cho người đệ tử đạt đến sự thực chứng này. Nó không thể được truyền dạy bằng bất kỳ một phương pháp đặc biệt nào nhắm đến đích này, mà nó chỉ đơn thuần tăng triển từ bên trong. Phương pháp của vị kiếm khách thật sự là không có phương pháp nào mang ý nghĩa thích hợp. Nhưng có một phương pháp “tự nhiên” trong sự điên dại rõ ràng của ông, và ông đã thành công trong việc đánh thức tâm thức của người đệ tử trẻ của ông những gì đánh động cơ chế cần thiết cho sự tinh thông kiếm thuật. 

Thiền sư Đạo Ngộ đã không phải lúc nào cũng đánh người đệ tử của mình bằng cây gậy. Đối tượng của vị kiếm khách thì rõ ràng và có giới hạn trong lãnh vực kiếm thuật, trong khi đó Đạo Ngộ thiền sư muốn dạy bằng cách đạt đến nguồn căn mà từ đó mọi thứ làm cho kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta xảy ra sau đó. Vì vậy, khi Sùng Tín bắt đầu suy nghĩ về những nhận xét mà Đạo Ngộ thiền sư cho biết, Đạo Ngộ bảo Sùng Tín: “Không suy nghĩ bất cứ điều gì. Khi con muốn thấy, thì thấy ngay tức-khắc. Ngay khi con nấn ná [có nghĩa là, lúc mà có sự diễn đạt bằng trí óc hay trung gian], thì toàn bộ sự việc lại trở nên lệch lạc.” Điều này có nghĩa rằng, trong việc tu học Thiền, ý nghĩ khái niệm phải ra đi, vì một khi mà chúng ta nấn ná ở cấp độ này, chúng ta chẳng bao giờ đạt đến nơi mà Thiền có sự sống của nó ở đó. Cái cánh cửa của sự thể nghiệm – giác ngộ (sự chứng ngộ) tự nó mở lấy khi mà người ta cuối cùng đối diện với sự bế tắc của trí thức. 

Điều khó nắm bắt hay trơn trượt của chân lý hay thực thể hay, tôi sẽ nói, Chúa, khi người ta cố gắng nắm bắt nó hoặc ngài bằng khái niệm hoặc kiến thức, thì cũng giống như đi bắt con cá trê da trơn bằng cái bầu. Đây là sự diễn tả khéo léo qua Josetsu [如拙], một họa sĩ người Nhật vào thế kỷ thứ 15. 

Bây giờ chúng ta có thể nêu ra một vài điều về Thiền không ít thì nhiều về mang tính cách tóm tắt: 

(1) Pháp hành Thiền bao gồm trong sự đạt giác ngộ (hay satori [ngộ], trong tiếng Nhật). 

(2) Satori [ngộ] tìm thấy cho đến nay một ý nghĩa tìm ẩn bên trong những kinh nghiệm cụ thể riêng biệt hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như ăn, uống, hay mọi thứ công việc. 

(3) Ý nghĩa vì vậy bộc lộ không phải là cái gì đó thêm vào từ bên ngoài. Nó là trong chính nó, trở thành chính nó, sống với chính nó. Điều này được gọi, trong tiếng Nhật, là một sự sống của kono-mama hay sono-mama có nghĩa là “isness [như là, như thị]” của một sự vật. Thực thể trong cái như là chính nó. 

(4) Vài người có thể nói, “Không thể có một ý nghĩa nào trong chỉ như là.” Nhưng đây không phải là quan niệm của Thiền, theo đó, như là là ý nghĩa. Khi tôi nhìn vào nó tôi thấy nó rõ ràng như tôi thấy chính tôi phản ảng trong tấm gương. 

(5) Điều này đã làm cho Bàng Cư Sĩ, một đệ tử cư sĩ của thế kỷ thứ 8, phát biểu rằng: 
Điều này kỳ diệu làm sao, thần bí làm sao! 
Tôi mang củi, tôi lấy nước. 
Việc mang củi hay lấy nước, tự nó, ngoài tánh vị lợi của nó, đầy ý nghĩa; vì sự “kỳ diệu” của nó, sự “thần bí” của nó. 

(6) Vì vậy, Thiền không nương náu trong trừu tượng hay trong khái niệm. Trong thiền ngữ, có thể đôi khi Thiền thực hiện điều này khá nhiều. Nhưng đây là một lỗi thông thường nhất gây ra bởi những người không biết gì về Thiền. 

(7) Satori [ngộ] là sự giải thoát, đạo đức, tinh thần, cũng như tri thức. Khi tôi ở trong cái như là của tôi, thanh lọc một cách triệt để mọi tàn tích của trí thức, tôi có sự tự do của mình trong ý nghĩa căn bản của nó. 

(8) Khi tâm, bây giờ ở trong cái như là của nó – mà, dùng thiền ngữ, không như là – và vì vậy thoát khỏi sự phức tạp của tri thức và những sự câu thúc đạo đức trong mỗi cách mô tả, khảo sát thế giới của giác quan trong tất cả sự tăng bội của nó, nó khám phá trong mọi loại giá trị cho đến nay đã ẩn tàng không tìm thấy. Nơi đây mở ra cho người nghệ sĩ một thế giới tràn đầy sự kỳ diệu và thần bí. 

(9) Thế giới của người nghệ sĩ là một sự sáng tạo tự do, và điều này có thể đến chỉ bằng trực giác trực tiếp và tức-thời từ cái như là của sự vật, không bị ngăn trở bởi cảm giác và tri thức. Họ sáng tạo ra hình sắc và âm thanh từ cái không hình sắc và không âm thanh. Trong phạm vi này, thế giới của người nghệ sĩ trùng hợp với Thiền. 

(10) Sự khác biệt giữa Thiền và nghệ thuật là điều này: Trong khi người nghệ sĩ cần đến khung vải và cọ hay dụng cụ máy móc hay những phương tiện khác để diễn tả lấy họ, thì Thiền không cần những vật dụng gì từ bên ngoài, trừ “tấm thân” mà trong đó Thiền-giả là như vậy để nói chuyện hiển hiện. Từ quan điểm tuyệt đối thì điều này không mấy chính xác; tôi nói rằng nó chỉ nhường bộ cho cách nói chuyện của thế gian. Những gì mà Thiền làm là phác họa chính nó trên khung vải vô hạn của thời gian và không gian trong cách mà đàn ngỗng trời soi bóng trên nước bên dưới không mang một ý tưởng gì về việc làm đó, trong khi nước phản ảnh bóng đàn ngỗng chỉ là tự nhiên và một cách không cố ý. 

(11) Thiền-giả là một người nghệ sĩ trong phạm vi đó, như là nhà điêu khắc ra một nhân vật vĩ đại chôn sâu trong một khối vật liệu vô tri, Thiền-giả biến đổi đời sống của chính họ vào công việc sáng tạo, mà nó hiện hữu, như người Cơ Đốc Giáo có thể nói, trong trái tim của Chúa.