Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Từ Thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Từ Thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ năm


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
 Bài Thứ Năm
Hỏi: Đã nêu tổng quát sáu loại Tâm sở tương ứng với năng biến thứ ba. Nay cần biết tánh sai biệt của chúng như thế nào?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Trước Hết Tâm Sở Biến Hành 
Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư
Kế Biệt Cảnh: Có Dục 
Thắng Giải, Niệm, Định, Tuệ 
Độc Lập Trước Cảnh Duyên
Thiện: Có Tín, Tàm, Quí 
Vô Tham, Vô Sân, Vô Si 
Cần An, Bất Phóng Dật 
Hành Xả Và Bất Hại
Phiền Não: Có Tham, Sân 
Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến
Tùy Phiền Não: Là Phẩn 
Hận, Phú, Não, Tật Xan, 
Cuống Siểm Với Hại Kiêu, 
Vô Tàm Và Vô Quí 
Điệu Cử Với Hôn Trầm, 
Bất Tín Cùng Giải Đải 
Phóng Dật Với Thất Niệm 
Tán Loạn, Bất Chánh Tri
Bất Định: Có Hối, Miên 
Tầm, Từ: Đều Hai Mặt

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
 Bài Thứ Tư
Hỏi: Thức năng biến thứ ba gồm có những gì?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Thức Năng Biến Thứ Ba 
Có Sáu Thứ Sai Biệt 
Tiếp Nhận Tốt Tiền Cảnh 
Thiện, Bất Thiện Câu Phi
Những Tâm Sở Biến Hành 
Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não 
Tùy Phiền Não, Bất Định 
Cả Ba Thọ Tương Ưng

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ ba


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
 Bài Thứ Ba
Hỏi: Đã nói về thức năng biến thứ nhất rồi. Vậy thức năng biến thứ hai sự hiện hữu của nó ra sao?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Thức Năng Biến Thứ Hai 
Tên Gọi Là Mạt Na 
Từ A Lại Da... Ái A Lại Da 
Tính Tướng Háo Suy Lường
Bốn Phiền Não Thường Chung 
Là Ngã Si Ngã Kiến 
Cùng Ngã Mạn Ngã Ái 
Xúc, Tác Ý... Tương Ưng
Hữu Phú Vô Ký Tánh 
Khắng Khít A Lại Da 
A La Hớn, Diệt Định 
Đấng Xuất Thế Không Còn 

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ hai


DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
Bài Thứ Hai
Hỏi: Đã được nghe qua về ba món năng biến, vậy xin được biết món năng biến thứ nhất thế nào?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Thứ Nhất, A Lại Da
Dị Thục, Nhất Thiết Chủng
Không Thể Biết Chấp Thọ
Cảnh, Căn, Thường Cùng Xúc
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư
Chỉ Tương ưng Xả Thọ
Tánh Vô Phú Vô Ký
Xúc, Tác Ý... Cũng Vậy
Hằng Chuyển Như Nước Thác
Quả A La Hớn Không Còn

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài Thứ Nhất



DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Bài Thứ Nhất
Hỏi: Nếu Duy Thức Học có cơ sở vững chắc thì vấn đề "ngã" của Phật giáo và thế gian phải được hiểu như thế nào?
Bài Tụng Duy Thức Đáp: 
Do có Thuyết Về Ngã 
Niệm Ngã Nảy Sinh 
Tướng Ngã Duy Thức Biến 
Thức Năng Biến Có Ba: 
Rằng Dị Thục, Tư Lương 
Và Liễu Biệt Cảnh Thức.
Giải Thích Thuật Ngữ:
Có thuyết: Tự mình tưởng tượng ra, hiểu theo cái hiểu của mình, không bằng cứ vào một học thuyết thực tiễn hay chân lý siêu tuyệt nào khác.
Ngã: Độc lập tự sinh độc lập, tự tồn, bất biến và bất động.
Pháp: Hiện tượng vật chất trước mắt ngàn sai muôn khác, mỗi mỗi có hình dáng lớn nhỏ, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp, màu sắc đa dạng, khiến cho người ta trông thấy nó là nó mà không lầm lẫn giữa vật này là vật nọ. Mỗi một dạng vật chất được gọi là một pháp.
"Nhậm trì tự tánh, quỉ sanh vật giải"
Ngoài vật chất ra chữ Pháp của nhà Phật còn bao hàm hết lãnh vực nhận thức khái niệm của ý như: vui buồn, thương ghét, thiện ác, trí tuệ, vô minh v.v...
Biến: Sự chuyển hóa liên tục trong quá trình tiến triển của vật chất cộng với thức tâm để hình thảnh một sự vật hiện tượng nào đó.
Năng biến: Phần chủ thể nhận thức, biểu hiện qua tám thức tâm vương, thông qua sự ức thuyết và tưởng tượng.
Dị thục: Tên gọi khác của A lại da, của Nhất thiết chủng, của đệ bát thức.
Tư Lương: Tên gọi của Mạt na hay đệ thất thức.
Liễu biệt cảnh: Tên gọi chung của sáu thức trước: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức.
Yếu Luận
Diệt ngã, xả ngã là vấn đề cốt lõi trong kho tàng Phật giáo. Hiểu rõ, thực chứng rốt ráo chân lý vô ngã là thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng (Bất kiến nhất pháp tức Như Lai ...)