Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

52.3 MỘT LẦN ĐẾN BOROBUDUR




NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
19/03/2012


Borobudur hiện sừng sững trong một không gian xanh thẫm như một bản đồ tâm thức cho những ai muốn quán sát. Đền này cũng là dấu tích hàng đầu của Kim Cương thừa cho những ai muốn hành hương chiêm bái.

Đã tham khảo nhiều sách vở, tôi biết Borobudur là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Thế nhưng xem ra không mấy ai hiểu rõ tại sao ngôi đền lớn nhất này lại nằm trong một nước Indonesia theo Hồi giáo, lại là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên toàn cầu.

Borobudur được xây dựng khoảng cuối thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, nghĩa là xây dựng cách đây hơn 1.200 năm. Phật giáo đã đến Borobudur như thế nào, điều này chưa được giải thích chính xác, còn nằm trong bóng tối của lịch sử. Điều chắc chắn rằng ngày nay Borobudur đã trở thành di sản văn hóa của nhân loại.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/4963265565_e2486f8ca6_b.jpg
Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/6026978125_c534a99250_b.jpg

Nhưng nó không phải là lý do quan trọng nhất thúc giục tôi đi tham bái Borobudur. Tôi có một cái duyên kỳ lạ với Borobudur. Một ngày hè nọ tại Đức trong năm 2003, tôi đứng nhìn một ngọn cây thông trong nhà mình và nghĩ, giá mà dưới gốc cây này có một tượng Phật thì thật là đẹp. Vài tuần sau tôi làm quen với một thương nhân người Đức, ông chuyên bán tượng Phật nhập khẩu từ Indonesia. Không bao lâu sau, như tôi thầm mong, có một vị Phật tạc từ một khối đá hoa cương đến với tôi, yên lặng ngồi thiền dưới gốc cây nọ. Tượng đẹp nhất vào đêm. Dưới ánh đèn chiếu mờ mờ, tượng tỏa ra một tâm thức an lạc, soi sáng cả một vùng xung quanh. Tôi nghĩ đó là tượng Phật Thích Ca và thầm cảm ơn một dịp may hiếm đó.

Về sau tôi khám phá với chút ngỡ ngàng, đó không phải là tượng Phật Thích Ca. Tượng Phật này có một nguồn gốc sâu xa. Các tượng Phật từ Indonesia mô phỏng các bức tượng của ngôi đền Borobudur và tượng ngự ở nhà tôi phỏng theo tượng Phật A Di Đà, nằm về phương Tây của đền, tay bắt ấn thiền. Kể từ đó, chúng tôi quyết đi Borobudur để đảnh lễ Ngài và các vị khác.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đến Jakarta - thủ đô của Indonesia. Từ Jakarta, sau một giờ bay, đoàn đến Jogyakarta, một thành phố quan trọng của đảo Java. Jogyakarta là điểm dừng đáng chú ý nhất của Indonesia, vì tính chất văn hóa, tôn giáo và lịch sử của nó. Borobudur nằm cách Jogyakarta khoảng 42km về phía Tây Bắc.

Ngôi đền dần hiện trong ánh sáng ban mai, giữa một không gian vô cùng xanh tươi của rừng nhiệt đới. Khách hành hương từ hướng Đông đi đến, từ xa ta thấy dường như có một ngọn đồi đá nằm trước mặt mình. Nhìn kỹ, đó là một tòa kiến trúc cực lớn bằng đá màu thẫm. Đây là một khối hình chóp, nền vuông. Nền vuông của đền có chiều dài 123m mỗi phía. Đỉnh cao trung tâm của đền cũng đo được 123m. Ngôi đền này thực sự là gì?

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3265750939_17f4a66a87_o.jpg
Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3265752005_38d7f5bf25_o.jpg


Ngôi đền chính là một Man-đà-la (đàn tràng) vĩ đại, trình bày vũ trụ quan của đạo Phật. Theo Phật giáo, vũ trụ có 3 cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Borobudur vì thế có ba tầng kiến trúc.

Tầng thấp nhất, nền của đền, biểu tượng Dục giới, trong đó có thế giới của loài người chúng ta. Kiến trúc của tầng này là một dãy tường đá cao khoảng 4m, trên đó khắc họa vô số hình ảnh của thế giới loài người, của các loài hữu tình trong sáu nẻo tái sinh. Thế giới này chứa đầy cảm xúc vui buồn, hoạt động tạo tác lên nó xuất phát từ lòng tham dục.

Cõi thứ 2, Sắc giới, gồm 5 tầng hình vuông, diện tích thu hẹp dần từ thấp đến cao. Trên những tầng này ta tìm thấy các tác phẩm khắc họa về những tiền kiếp của Phật Thích Ca. Nhưng quan trọng nhất là vô số tượng Phật, cụ thể là 505 tượng, tạc các vị thiền Phật. Phía Đông là các vị Bất Động Phật, tay bắt ấn Xúc địa, phía Nam là Bảo Sinh Phật với ấn Cứu độ, phía Tây là A Di Đà Phật với ấn Thiền, phía Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật với ấn Vô úy. Tôi nín thở trước tượng Phật A Di Đà “nguyên mẫu” và nhớ đến gốc cây nhà mình.

Quả là tượng “của tôi” đã được mô phỏng từ đây, nhưng ở Borobudur, bức tượng lớn hơn và đẹp hơn nhiều. Phải nói tất cả tượng của các vị Thiền Phật đều có một hảo tướng tuyệt diệu. Dù một trong số lớn tượng đã mất đầu, gãy tay nhưng nghệ thuật tạo hình của tượng cho thấy một dáng vẻ vừa mềm mại vừa trang nghiêm hiếm thấy. Bàn tay nghệ nhân nào của ngàn năm trước đã tôn tạo ra những công trình với chất lượng và số lượng vĩ đại như thế này? Và bàn tay nào đã trộm cắp, phá hủy các công trình đó vì ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy khoảng 200 tượng còn nguyên vẹn?

Trên cùng là cõi Vô sắc với 3 tầng hình tròn và 73 ngôi tháp. Trong mỗi ngôi tháp là tượng của vị Phật Tì Lô Giá Na. Đó là vị Phật tượng trưng cho pháp giới Hoa Tạng, tay bắt ấn Chuyển pháp luân. Khách hành hương ai cũng cố đưa tay lọt vào lỗ hình mắt cáo của thân tháp để đụng đến Ngài vì người ta tin như thế sẽ có may mắn. Mt s các v Pht trong các tháp tưởng như an toàn này cũng b phá hy vì trm cp, phn ln b mt đu.

Chúng tôi đi từ thấp đến cao qua ba cõi, với tổng cộng 9 tầng. Khách đi vòng theo chiều kim đồng hồ, chu vi mỗi tầng hẹp dần. Đến cõi Vô sắc mặt trời vừa đứng bóng.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3356021851_534964751e_b.jpg
Trung tâm của Borobudur là một ngôi tháp lớn, tầng thứ mười của Thập địa, biểu hiện đoạn cuối của con
đường tu học của Đại thừa Bồ tát. Khách chỉ có thể đứng trên tầng thứ 9 trông lên đảnh lễ.

Tôi đang đứng trên một đàn tràng vĩ đại, xung quanh là núi non chập chùng.
đây ta có th thy Merapi. Cách Borobudur không xa là ngn núi la Merapi, mt ngn núi la thuc loi nguy him nht thế gii vi đ cao 2.914m.
Suốt 800 năm, Borobudur bị tro núi lửa che phủ. Trong suốt thời gian đó người ta tưởng Borobudur chỉ là một ngọn đồi đất đen. Mãi đến năm 1814, Stamford Raffles, Thống đốc Java mới truy tìm được dấu tích của Borobudur. Hai mươi năm sau (sau năm 1835), toàn thể tòa kiến trúc mới lộ nguyên hình để ngày nay trở thành ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới.

Nhưng tại sao đền Borobudur được xây dựng, một ngôi đền Phật giáo trong một nước Hồi giáo, trong một nơi mà Phật tử chỉ chiếm 2%? Đặc biệt nhất, tại sao đền Borobudur lại là một đàn tràng mang đậm những nét của Kim Cương thừa?

Người ta biết rằng Borobudur được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đến những năm 50 của thế kỷ thứ IX, trong thời đại của triều đình Shailendra. Shailendra là vua của đảo Java theo Phật giáo. Thực ra trung tâm Phật giáo trong thời kỳ đó nằm trên đảo Sumatra, phía Tây của Java. Thời đó có một vương triều cổ rất hùng mạnh tại Sumatra tên gọi là Srivijaya. Đây là một đế chế thống trị đảo Sumatra, bán đảo Malay và Nam Thái Lan từ thế kỷ thứ VII.

Đế chế này kiểm soát cả vùng Đông Nam Á và Mã Lai. Srivijaya có những đội hải thuyền hoạt động trên vùng biển Đông ngày nay và cả khu vực Malacca phía Tây của Mã Lai. Đội quân của Srivijaya đã từng đến vùng Phan Rang và Nha Trang ngày nay trong thời gian từ năm 770 - 780. Họ đến cả vùng Bắc bộ của An Nam (lúc đó còn Bắc thuộc) khoảng năm 767. Trong đế chế Srivijaya, Phật giáo rất hưng thịnh và thu hút nhiều Tăng sĩ. Từ Trung Quốc đã có Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713) đến viếng Srivijaya trong năm 671, lưu lại tại đó 6 tháng, sau đó đi tiếp bằng đường biển đi Ấn Độ. Theo ký sự của Pháp sư Nghĩa Tịnh, ta biết đây là một quốc gia sùng tín đạo Phật và có liên hệ trực tiếp với Đại học Nalanda của Ấn Độ. Nghĩa Tịnh cho hay có 1.000 nhà sư tại Bogha và tu hành vô cùng nghiêm túc.

Thế nên ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi về yếu tố Kim Cương thừa của Borobudur. Đó là Srivijaya đã du nhập Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ bằng đường biển và căn cơ người dân ở đây phù hợp với Kim Cương thừa. Nếu ta nhớ rằng Kim Cương thừa trở nên thịnh hành tại Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ VII và chỉ khoảng trăm năm sau, Borobudur đã được xây dựng thì có lẽ ta phải nói đảo Sumatra là trung tâm Kim Cương thừa đầu tiên sau Ấn Độ.

Cũng trong thời kỳ đó Kim Cương thừa được phát triển tại Tây Tạng nhưng khó quả quyết Tây Tạng đã ảnh hưởng lên Sumatra. Ngược lại, Phật giáo tại Srivijaya đã thu hút Nghĩa Tịnh đến Sumatra nhiều lần, năm 671 và 687. Khoảng thế kỷ XI, nhà sư học giả xứ Bengal tên là Atisha cũng đã đến Sumatra trước khi đến Tây Tạng. Atisha về sau đóng một vai trò quyết định trong Kim Cương thừa tại Tây Tạng.

Vì những lẽ trên, ta có thể nói đền Borobudur là dấu tích sớm nhất và cũng là vĩ đại nhất của lịch sử Kim Cương thừa. Tại Ấn Độ và Tây Tạng (Trung Quốc), quê hương của Kim Cương thừa, ta không tìm thấy một kiến trúc nào tương tự, dù nhỏ hơn hẳn cũng không. Ngày nay, đền Borobudur nằm trong một nước mà người dân hầu như không ai biết đến Kim Cương thừa, đó là một thực tế vô cùng kỳ lạ của lịch sử.

Có chắc là không ai biết đến Kim Cương thừa trong dòng người lên viếng Borobudur, trong đó có hàng ngàn học sinh vui nhộn? Buổi chiều, chúng tôi lên đỉnh đền một lần nữa, hy vọng đón xem cảnh mặt trời lặn. Đỉnh đền là cõi Vô sắc giới, nơi mà anh hướng dẫn viên người Indonesia gọi là tượng trưng cho “Niết bàn”.

Anh hiểu sai vũ trụ quan của đạo Phật rồi, anh càng không hiểu Kim Cương thừa.
Nhưng thôi, chúng tôi thắp nhang tụng niệm trước đỉnh tháp. Bài tụng chưa xong thì một cơn mưa nhiệt đới đổ nước như trút. Cảnh mặt trời lặn của tôi đã chìm trong mây đen. Thay vào đó là sấm sét và nước mưa ướt sũng. Sét đánh sáng rực giữa bầu trời và chúng tôi đang ở điểm cao nhất. Thế nhưng tôi không hề sợ và cảm thấy nước mưa rất mát. Có ai được cơ may cầu nguyện ngay trong đàn tràng vĩ đại này? Phải chăng ấn Vô úy đang tác động lên tôi? Về sau, trong xe, anh hướng dẫn viên cho hay, theo quan niệm tại địa phương, mưa to lúc hành lễ chứng tỏ chư Phật đã “nghe” lời cầu nguyện. Có thể anh không hiểu Kim Cương thừa, nhưng anh có một lòng tin, thế là đủ!

Tính chất vĩ đại của đền Borobudur làm lu mờ tất cả những điều khác tại chuyến đi. Thế nhưng tôi không thể không nhắc đến đền Mendut, cách đó 4km. Đây chỉ là một ngôi đền tí hon, được xây cùng thời với Borobudur. Tuy nhỏ nhưng Mendut chứa 3 tượng Phật bằng đá tuyệt đẹp, trình bày Phật Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm và vị thứ ba là Kim Cương thủ. Đây là ba tượng đá nổi tiếng thế giới về sự hoàn hảo. Cả ba đều có thế ngồi rất lạ, thể hiện quan niệm “từ động vào định” của Kim Cương thừa. Cứ mỗi kỳ trăng tròn trong tháng 5, vào dịp Vesak, các nhà sư cử hành lễ hội Borobudur bằng cách bắt đầu cầu nguyện tại đền Mendut và sau đó đi bộ đến Borobudur.

Borobudur hiện sừng sững trong một không gian xanh thẫm như một bản đồ tâm thức cho những ai muốn quán sát. Đền này cũng là dấu tích hàng đầu của Kim Cương thừa cho những ai muốn hành hương chiêm bái. Có lẽ Borobudur còn tồn tại lâu với thời gian. Nhưng đền Mendut đã bị hủy hoại phần mái, nước mưa sắp phá hủy các tượng Phật nếu không ai tu bổ.

Theo thi gian, tt c s b hoi dit, đó là điu duy nht chc chn. Đế chế Srivijaya cũng đã suy tàn trong thế kỷ thứ XIII. Tôi nhớ lại tượng Phật “của mình” với lòng hoài cảm. Khu vườn xưa nay không còn của tôi, ngọn cây nọ đã bị đốn bỏ. Và tượng Phật A Di Đà? Tượng vẫn đầy hảo tướng nguyên vẹn nhưng nay đã được thờ trong một ngôi vườn nghiêm trang khác.
http://www.dulichtamlinh.net/NewsDetail3.aspx?id=364&cid=174