Hiển thị các bài đăng có nhãn DUY THỨC HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DUY THỨC HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Khảo Nghiệm Duy Thức Học | Chương 2 Khảo Sát Sự Có Mặt Của Con Người


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 2
KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CON NGƯỜI
 
A.- NHỮNG YẾU TỐ CẤU TẠO CON NGƯỜI VÀ VẠN PHÁP:
Theo Duy Thức Học, vạn pháp và loài người trong vũ trụ tất cả đều do bảy yếu tố cấu tạo bằng lối kết hợp lẫn nhau để thnàh hình. Thiếu một trong bảy yếu tố này, vạn pháp và loài người không thể sanh trưởng và tồn tại. Bảy yếu tố này gọi là bảy nguyên nhân rất cần thiết để xây dựng vạn pháp và loài người. Theo Phật Giáo, con số "7" là một "BIỂU PHÁP" nghĩa là nguyên lý của vạn pháp tiêu biểu bởi bảy yếu tố và nó vô cùng quan hệ, vô cùng cần thiết trong việc xây dựng vạn pháp và loài người. Cho nên số "7" được gọi là Biểu Pháp. Bảy yếu tố nói trên một khi hợp tác với nhau để sáng tạo vạn pháp và loài người thì tác dụng theo công thức mười hai nhân duyên, thường gọi là Nhân Duyên Sanh. Đức Phật Thích Ca khi mới sanh ra đi bảy bước trên bảy hoa sen cũng là hình thức biểu tượng cho nguyên lý số "7" nói trên. Bảy yếu tố là: Đất, Nước, Gió, Lửa, Nghiệp, Ngã Pháp (tức là Ngã Tướng và Pháp Tướng) và Thức.
1/- ĐẤT: là năng lực chướng ngại, có tánh chất ngăn ngại khiến cho vạn vật bị ngăn cách và không được lưu thông với nhau, như xương thịt con người, xương thịt cây cỏ v.v...
2/- NƯỚC: là năng lực lưu nhuận, có tánh chất tươi nhuận và dung hóa các chất ngại để thành nhiều nguyên chất khác nhau, như máu huyết con người lưu thông, thấm nhuần và dung hóa thành tươi nhuận.
3/- GIÓ: là năng lực phiêu động, có tánh chất chuyển động và biến đổi, khiến cho các hiện tượng luôn luôn sanh diệt biến hóa không ngừng, như gió, như hơi thở của con người.
4/- LỬA: là năng lực viêm nhiệt, tức là sức nóng hàm chứa trong vạn vật, như nhiệt lượng trong con người.
5/- NGHIỆP: là một năng lực được kết thành hạt giống bởi hành động, bởi nói năng và bởi ý tưởng của chúng sanh. Năng lực nghiệp hội tụ lại thành tiềm năng trong Tâm Thức Alaya. Năng lực này là một trong những nguyên nhân thúc đẩy vạn pháp sanh khởi và lớn lên theo chiều hướng quả báo thiện ác.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 1 Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 1
Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC

1/- DUY THỨC:
DUY: tiếng Pali gọi là Mãtratã, nghĩa là CHỈ CÓ.
THỨC: tiếng Pali gọi là Vijnãna (Consciousness), nghĩa là HIỂU BIẾT.
THỨC, ở đây tức là chỉ cho sự HIỂU BIẾT. Sự hiểu biết này chính là một năng lực có khả năng phân biệt và hiểu biết vạn pháp sai khác qua các cơ quan cảm giác. Thức (Sự hiểu biết) còn là một năng lực có khả năng xây dựng và biến hiện vạn pháp thành nhiều hình tướng không giống nhau với hình thức Nhân Duyên Sanh.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu
CHƯƠNG I
Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC
A. Định Nghĩa Duy Thức Học
B. Mục Đích Của Duy Thức Học
C. Lợi Ích Của Duy Thức Học
D. Sự Hình Thành Duy Thức Học
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CON NGƯỜI
A. Những Yếu Tố Cấu Tạo Con Người Và Vạn Pháp
B. Nhận Định Sự Có Mặt Của Con Người Và Vũ Trụ
C. Thành Phần Xây Dựng Con Người
CHƯƠNG III
KHẢO SÁT SỰ SINH HOẠT CỦA TÁM TÂM THỨC
A. Khảo Sát Năm Tâm Thức Ở Trước
B. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Ý Thức
C. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Thức Mạt na
D. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Thức Alaya

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ mười


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
Bài Thứ Mười 
Hỏi: Đã thành lập Duy thức tướng và Duy thức tánh rồi. 
- Tiến trình tu tập của hành giả tu Duy thức có bao nhiêu giai đoạn và địa vị? 
- Sự chứng ngộ Duy thức dùng phương tiện gì làm tiêu chuẩn để nhận biết?
Bài Tụng Duy Thức Đáp: 
Từ khi:
* Khởi Tâm Tu Duy Thức 
Cầu Trụ Duy Thức Tánh 
Hai Thủ Ngủ Im Lìm 
Chưa Diệt Trừ Chinh Phục
* Được Phần Ít Nhẹ Nhàng 
Cho Là Chứng Duy Thức 
Vì Còn Thấy Có Được 
Chưa Thực Trụ Duy Thức
* Chừng Nào Cảnh Sở Duyên 
Tâm Không Hề Sở Đắc 
Trụ Duy Thức Lả Đây 
Bởi Hai Thủ Xa Rời
* Thanh Thoát Vượt Nghĩ Bàn 
Đấy! Trí Xuất Thế Gian! 
Viễn Ly Hai Thô Trọng 
Thọ Dụng Quả Chuyển Y
* Đây Cảnh Giới Vô Lậu 
Bất Tư Nghì, Thiện, Thường 
An Lạc, Giải Thoát Thân 
Cõi: Pháp Thân, Tịch Mặc

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ chín


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
Bài Thứ Chín
Hỏi: Đức Thế Tôn đã đề cập ba tự tính rồi. Cớ gì Thế Tôn lại dạy: tất cả pháp đều không tự tính?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Chỉ Vì Ba Tự Tính 
Chỉ Ra Ba Vô Tính 
Mật Ý Của Phật Nói 
Tất Cả Pháp Vô Tính
Một Hiện Tướng, Vô Tính 
Hai Tính Tự Nhiên, Vô Tính 
Ba Tính Viễn Ly, Biến Kế 
Và Tính Chấp Ngã, Vô Tính
Đấy Thắng Nghĩa Các Pháp 
Đấy Chính Là Chân Như 
Vì Nó Hằng Như Như 
Đấy Thực Tính Duy Thức

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ tám


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Bài Thứ Tám 

Hỏi: Nếu tất cả Duy thức thì cớ gì đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính ở kinh Lăng Già? Mâu thuẫn đó, giải quyết thế nào? 
Bài Tụng Duy Thức Đáp: 
Do Mọi Người Biến Kế 
Biến Kế Đủ Thứ Vật 
Tính Biến Kế Chấp Này 
Nó Không Có Tự Tính
Tự Tính Y Tha Khởi 
Kết Hợp Duyên Mả Sinh 
Tự Tính Viên Thành Thật 
Hằng Viễn Ly Tánh Trước
Tính Viên Thành Và Y Tha 
Khác Mà Không Phải Khác 
Như Tính Vô Thường, Vô Ngã... 
Hiểu Lệch Mất Cả Hai

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN | Bài thứ bảy


DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông 
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536
Bài Thứ Bẩy 
Hỏi: Đã xác định vai trò của ba món.
Năng biến, đã xác định ngã chỉ là đối tượng sở biến. Vậy:
* Năng biến và sở biến đối với duy thức có hay không? 
* Nếu tất cả duy thức ngoại duyên không thực, tại sao hữu tình phân biệt triền miên? 
* Nếu là duy thức, vấn đề hữu tình sinh tử tương tục, được giải thích thế nào?
Bài Tụng Duy Thức Đáp:
Do Tám Thức Chuyển Biến 
Phân Biệt Sở Phân Biệt 
Cả Năng Sở Đều Không 
Xác Định: Rằng Duy Thức
Do Nhất Thiết Chủng Thức 
Biến Như Vậy... Như Vậy... 
Và Do Lực Biến Chuyển (Vận Động) 
Hiện Tượng Vô Vàn Sinh 
Do Tập Khí Của Nghiệp 
Và Tập Khí Hai Thủ 
Dị Thục Trước Vừa Dứt 
Tái Hiện Dị Thục Sau