Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống muôn màu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Bát cơm thanh thản

GN - Tôi có nhóm bạn rất thích cúng trai phạn cho một ngôi chùa quen. Trong đó chị Hưng nấu ăn chuyên nghiệp, bày biện mâm quả đẹp y như nhà hàng. Theo chân các chị, bỗng tôi nhận được một bài học quý giá…


Mỗi tháng nhóm của chị Hưng lên chùa cúng dường một lần, đều có tiếng xuýt xoa khen ngợi từ quý thầy và quý Phật tử. Chị nấu buffet hàng mấy chục món, bày biện sang trọng đẹp đẽ, nêm nếm vừa miệng, dĩ nhiên là phải được khen. Nhưng chính điều đó đã làm dấy lên lòng bực tức của một nhóm Phật tử khác cũng thường nấu ăn cho chùa. Nhóm này do chị Thu đứng đầu, nhà gần chùa nên lui tới mỗi ngày, phụ trách cả những tiệc lớn như lễ Phật đản, Vu lan, rằm tháng Giêng…


Không dối trá

Mọi sự dối trá đều phải trả giá bằng sự cô đơn khủng khiếp


Ngạn ngữ Pháp có câu: “Sự dối trá còn tệ hại hơn cả sát nhân”. Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

NÉT ĐẸP QUYẾN RŨ VƯỜN NHẬT


Những khu vườn Nhật luôn có sắc vẻ thanh thoát,
giản dị và gần gũi với thiên nhiên
Nghệ thuật làm vườn Nhật đã phát triển từ lâu. Những loài hoa như anh đào, mận, đỗ quyên, cây đuôi diều hay các loại cây cỏ khác đã được đem về trồng trong vườn để có thể tận hưởng được vẻ đẹp tự nhiên. Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô.

Thương người nóng tính



Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất. Đó là ngọn núi lửa, chỉ chực chờ bùng cháy và thiêu rụi cánh rừng xanh mát, an lành trong tâm mình và tâm người.


Có người tu tập cả đời mà tính sân hận mà chỉ giảm được vài phần. Âu cũng là nghiệp lực nặng nề của kiếp này, họ phải trả dần.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Bạn Làm Gì Khi Gặp Những Chuyện Thị Phi?

Thích Thông Tịnh


Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.

Trong xã hội, bất kỳ đoàn thể nào cũng có những người có quan điểm và tánh cách khác nhau cùng sống, cùng làm việc với nhau. Nếu không phải do nhiều người tổ hợp thành một đoàn thể thì anh chỉ là một người độc lập, cô độc; nhưng cuộc sống đơn độc một mình, không dựa vào xã hội, đoàn thể thì năng lực rất có hạn, do đó bạn không thể nào thành tựu việc lớn.

Thiền và Hoa Đạo

Hoa đã xuất hiện hàng triệu năm trước khi có loài người, tô điểm cho cảnh vật với muôn màu muôn sắc. Hoa mang đến cho cuộc đời biết bao điều kỳ diệu: một đóa hồng hé nở trong ánh nắng ban mai rực rỡ, một bãi lau sậy lặng lẽ soi mình trên mặt nước hồ thu, một nhành lan lấp lánh những giọt sương mai, vài bông mai khẽ lay mình trong làn gió xuân êm ả. Và nếu chúng ta có thì giờ ngắm thưởng thì có thể hạ bút viết một câu thơ như Thiền Sư Mãn Giác vào đúng thời khắc giao mùa của trời đất:


Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

BỆNH BI KỊCH



(TGNNT Online) - Cuộc sống vội vã quá nên con người càng lúc càng ít trìu mến nhau. Người ta càng lúc càng khó khăn để thấy mặt tốt đẹp của người khác, và nhìn đâu cũng thấy bi kịch, kể cả nhìn vào cuộc đời mình.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Shangrila - miền đất đẹp dưới thềm chân núi Himalaya

Bạch Dương


Không quá cheo leo, cách trở như Tây Tạng, không phồn hoa như Lệ Giang hay Côn Minh, Shangrila chỉ đơn giản là miền đất đẹp dưới thềm chân núi Himalaya, nới chứa đựng nhiều yếu tố của đời sống tâm linh văn hóa.

Mùa thu là mùa tuyệt vời nhất để ngoạn cảnh ở Shangrila, bởi khi đó làn lạnh chưa kịp chen chân vào sắc vàng của những tán lá rộng ngả màu.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

THIỀN VÀ GIẢ THIỀN



Có nhiều cách để một người lấy lại cân bằng khi gặp căng thẳng, áp lực. Có người chọn giải pháp “động” là hòa vào những cuộc vui của đám đông, có người muốn tĩnh tâm hoàn toàn bằng cách tìm đến thiền. Và ở khía cạnh nào đó, thiền đang trở thành trào lưu sống rất được người trẻ quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về thiền.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Tản mạn từ chuyện sát sinh

NSGN - Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức mà quốc gia đó đối xử với loài vật. (The greatness of a nation and its moral progress can be judged by the way its animals are treated).(1) Thánh Gandhi


Những năm gần đây, dù không trẩy hội chùa Hương, nhưng chỉ cần xem truyền hình và đọc báo về “lễ hội truyền thống” này, chúng ta không khỏi kinh hãi trước cảnh tượng những con vật bị moi gan, mổ bụng, róc xương… treo lủng lẳng trên móc sắt được bày bán la liệt từ bến đò Yến Vĩ đến tận chân chùa Thiên Trù. Một cảnh tượng không chỉ gây phản cảm về thẩm mỹ, mà còn đặt ra những câu hỏi nhức nhối về văn hóa. Điều lạ lùng là nhiều “khách hành hương” vẫn có thể thản nhiên chè chén một cách vui vẻ giữa cảnh tượng đáng rùng mình đó trên đường đi lễ Phật!

Trong thời buổi hiện nay, trên thế giới có lẽ hiếm có quốc gia nào có thể ngang nhiên trưng bày những cảnh tượng hãi hùng đó để chào mời khách hàng, như ở Việt Nam. Trong khi các quốc gia phương Tây ra sức bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc cho từng con vật, kể cả những loài bị xem là sát thủ của loài người, hùm, beo, cá sấu, rắn độc v.v..., thì chúng ta lại tỏ ra hả hê, thậm chí hãnh diện với chuyện chè chén những món “độc” như thú rừng quý hiếm. Ăn được thịt của những loại thú lạ và quý hiếm cũng là cách để khẳng định “đẳng cấp” (?) của những trọc phú thừa tiền lắm của trong xã hội quái dị của chúng ta hiện nay. Nếu khách trẩy hội đến với chùa Hương bằng cả tấm lòng chân thành mộ đạo thì không thể không đau xót khi chứng kiến cảnh tượng phơi bày xác thú vật một cách man rợ, trông chẳng khác gì lò sát sinh trong địa ngục kia, vì đàng sau cảnh tượng đó là viễn tượng của một xã hội đang băng hoại về đạo đức và suy đồi về tâm linh.

Sống mãi trong môi trường đó, tâm thức con người chắc chắn sẽ bị tập nhiễm, lâu ngày sẽ trở nên trơ lì vô cảm. Chỉ những ai có đời sống tâm linh trong trạng thái còn thấp kém mới có thể cảm thấy hả hê khi tàn sát loài thú vô tội, vì những người đó cũng sẽ dửng dưng vô cảm trước sự khổ đau và cái chết của chính đồng loại mình. Mạnh Tử khuyên người quân tử nên xa lánh nhà bếp(2), vì tránh tiếp xúc với cảnh giết chóc các loài cầm thú ngay trong nhà bếp cũng là phương tiện để nuôi dưỡng thiện tâm. Khi thiện tâm không có môi trường để sinh khởi thì nó sẽ trở nên khô cằn, và con người dễ dàng trở nên tàn ác. Thực trạng đạo đức của xã hội hiện nay đang minh chứng cho điều ấy. Câu nói của Thánh Gandhi như vang vọng ngay tận trái tim văn hóa đang băng hoại của đất nước chúng ta.

Nền tảng thực sự cho sự phát triển của một xã hội không phải là bề mặt nổi của những công trình công cộng, mà là văn hóa. Khi thiên nhiên nổi giận, chỉ cần một cơn địa chấn hay một đợt sóng thần là tất cả những gì con người khổ công gầy dựng hàng nhiều thế kỷ có thể bị quét sạch đi một cách dễ dàng trong nháy mắt. Thế giới ngày nay đã cho ta thấy quá nhiều sự kiện nhãn tiền. Động đất ở Tứ Xuyên, sóng thần ở Nhật v.v... Cái gì sẽ còn lại sau những đổ nát tan hoang đó, những đổ nát khó lòng tránh khỏi giữa một cõi thế quá đỗi vô thường với muôn vạn thiên tai? Chính văn hóa, và chỉ có văn hóa, mới là nền tảng thực sự để giúp một đất nước trường tồn, có thể quật khởi sau những giai đoạn suy vi. Một đất nước dù giàu có, phồn thịnh đến mấy mà khi văn hóa đã đổ nát thì chắc chắn sẽ đi đến diệt vong về mặt tinh thần. Đó là quy luật lịch sử. Văn hóa là hồn nước, khi hồn nước đã tan thì toàn bộ đất nước chỉ còn là cái xác vô hồn. Chỉ có văn hóa mới giúp chúng ta kiến tạo được một đất nước vững bền. Suốt một ngàn năm chịu sự đô hộ của Trung Quốc, người Việt - dầu chỉ ít ỏi như một dân tộc nhỏ - vẫn bất khuất ngẩng cao đầu, không chịu bị đồng hóa trước mọi kẻ thù phương Bắc, để phục quốc xưng vương và giành lại nền tự chủ. Đó là sức mạnh của văn hóa.

Đời sống văn hóa không phải được đánh giá qua những phong trào hay những câu khẩu hiệu khoa trương dán đầy từ trong hẻm ra ngoài phố mà nó ẩn tàng trong sinh hoạt và ứng xử hàng ngày. Cảnh tượng giết thú man rợ ngay bên cạnh nơi thờ phụng thiêng liêng để “phục vụ” khách hành hương cho thấy mặt bằng văn hóa nước ta đã sa xuống quá thấp, nếu không muốn nói là đang băng hoại. Tại sao con đường dẫn đến cửa Phật từ bi lại phải đi qua xác của biết bao sinh linh vô tội?

Vào tháng 6 năm 2011, Chính phủ Úc đã từng ra lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia, thị trường nhập khẩu gia súc lớn nhất của nước này, sau khi Hãng Truyền thông quốc gia Úc (ABC) truyền hình cảnh động vật bị giết mổ dã man tại Indonesia, tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội trong dư luận(3). Đó mới chính là đỉnh cao văn hóa của đất nước loài chuột túi. Tôi rất xúc động khi đọc tin này vì hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần một lò mổ bò, tôi nhiều lần thấy những con bò đứng trì dây kéo không chịu bước đi với đôi mắt ướt đẫm, khi bị dẫn đến lò mổ. Chúng cảm nhận được sự hãi hùng với cái chết cận kề. Cảnh tượng trông rất thương tâm.

Nhà văn Thoreau, sau nhiều năm sống ở trong rừng một cách thân thiện với loài vật, đã quan sát thấy con thỏ khi bị dồn đến bước đường cùng cũng kêu khóc như một đứa bé(4). Một chi tiết rất nhỏ, nhưng nếu cảm nhận được, thì khi đưa một miếng thịt thỏ lên miệng hẳn ta sẽ thấy đắng cả lòng.

Khi đời sống văn hóa và tâm linh càng phát triển thì con người càng muốn xa lánh chuyện sát sinh. Đó cũng là cách biểu hiện lòng tôn trọng đối với tất cả các loài hàm thức. Phật giáo khuyến khích ăn chay là một cách để giúp tín đồ thể hiện hạnh nguyện ấy. Ăn chay còn có một hàm ý sâu xa khác, vì ăn chay là dùng toàn thảo mộc. Khác với loài vật khi bị giết là chết hẳn, các loài thảo mộc sau khi bị đốn, chặt vẫn có thể tiếp tục đâm chổi nảy lộc để tái sinh. Cho nên ăn chay, bên cạnh việc hạn chế sát sinh để tu dưỡng thiện tâm, còn có nghĩa là tiếp nhận được nguồn năng lượng tái sinh đó.

Ở Tây Tạng, người ta quan niệm rằng, những người ăn thịt cá chỉ nhằm thỏa mãn sự đói khát mà không hề suy ngẫm về hành động của mình và hậu quả về sau thì nên ăn chay; vì những tố chất thú vật mà người ăn hấp thu vào cơ thể có thể làm tăng thêm thú tính của họ. Nhưng vẫn có rất nhiều tu sĩ lạt-ma không ăn chay với lập luận rằng: khi họ ăn thịt và tiêu hóa thịt thú vật thì đồng thời họ cũng tiêu hóa những tố chất tâm linh khác được kết hợp trong đó, và họ có thể chuyển hóa được thực phẩm đó trở thành nguồn năng lực tinh thần và tâm linh để con vật được tái sinh trong cõi người.

Đối với chúng ta thì điều đó quá cao xa và bất khả tư nghì. Chúng ta chỉ cần biết ăn chay là phương tiện trì giới để tu dưỡng thiện tâm. Khi chưa có điều kiện để ăn chay thường xuyên thì chúng ta nên hạn chế việc sát sinh. Ăn chay hay hạn chế sát sinh có tạo được phước hay không, tôi cho rằng điều đó không quan trọng, vì khi ăn chay hay giữ giới sát mà ta cảm nhận được sự bình yên trong tâm thì đó mới thực sự là phước. Cũng như khi ta làm được một việc thiện thì tự nhiên thấy trong lòng hân hoan vui sướng, đó mới chính là “thiện báo”. Phật tại tâm, mà tâm an lạc tức là đã được Phật ban phước lành, sao lại phải trông đợi ở đâu xa?  

Chú thích
(1)http://thinkexist.com/quotation/the_greatness_of_a_nation_and_its_moral_progress/189870.html.
(2) Quân tử viễn bào trù (Mạnh Tử, Lượng Huệ Vương thượng).
(3) http://tamnhin.net/Print/11658/Australia-ngung-xuat-khau-gia-suc-sang-Indonesia-Loi-bat-cap-hai-.html.
(4)The hare in its extremity cries like a child. (Thoreau, Walden, Rinehart & Winston Inc., 1961, tr. 165).



Huỳnh Ngọc Chiến

http://www.giacngo.vn/nguyetsan/2012/07/22/1AC459/

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Bốn “bí quyết” giúp thân tâm an lạc

Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tinh thần và xã hội”.

Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị là từ rất lâu rồi, con nhà Phật thường chúc mọi người: “Thân tâm thường an lạc”.

Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy, mà từ rất lâu đã có những khuyên bảo về tạo ra, duy trì và tăng cường sức khỏe của người xưa rất đáng suy ngẫm.

Trang Tử từ hơn ngàn năm trước, trong Nam Hoa kinh, đã đưa ra lời bàn giúp nuôi dưỡng cuộc sống khỏe mạnh: “Kỳ tẩm bất mộng, kỳ giác vô ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức cam cam”. Nói nôm na, lời bàn ấy có nghĩa: “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu”.

Ngủ không mộng mị

Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể, giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. Giấc ngủ không mộng mị là giấc ngủ đủ, sâu và là cách phục hồi sinh lực tốt nhất.

Ngủ có đủ thì mới say giấc nồng, và nếu ngủ sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy chẳng nhớ gì hết. Thời lượng trung bình của giấc ngủ đủ khoảng 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy (có người ngủ đủ với ít hơn hoặc nhiều hơn so với 8 tiếng). Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc, làm việc bình thường vào ban ngày.

Ngày nay, khoa học đã chứng minh ngủ đủ sẽ có sức khỏe tốt, còn thiếu ngủ sẽ bị đủ thứ bệnh. Ngủ không sâu sẽ bị mộng mị và cơ thể không khỏe dễ bị ác mộng.

Ác mộng được kể là một loại rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đó là mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (mộng du), nói mớ, nghiến răng, hoảng sợ khi ngủ… Riêng mất ngủ là rối loạn thường gặp và làm khổ sở khá nhiều người.

Như vậy, giấc ngủ thật sự rất quan trọng đối với sức khỏe. Và “ngủ không mộng mị” là điều mà cuộc sống mọi người hướng tới và là một phản ánh cho thấy cuộc sống đã đạt phần nào “thân tâm an lạc”.

Thức chẳng lo âu

Trong cuộc sống hiện nay, làm sao từ lúc sáng sớm thức dậy đến lúc tối mịt ngủ vùi mà hoàn toàn không có giây phút lo âu quả là chuyện rất khó. Chính cái gọi là “stress” thường xuyên trĩu nặng trong tâm hồn mà ta cứ cảm thấy lo âu chẳng ít thì nhiều.

Stress là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, trong xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Đáp ứng của con người bị stress là cảm thấy có “sự căng thẳng, lo âu”.

Ta cần lưu ý, stress không phải luôn luôn là xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác, tập trung cao độ để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Ta sẽ có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress mà chẳng cảm thấy quá lo âu.

Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể ta sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần.

Người bị stress thường xuyên thường ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện (có người tìm đến ma túy) dùng làm phương tiện giảm thiểu stress, do đó dễ trở thành người nghiện.

Như vậy, rõ ràng là “thức chẳng lo âu” cũng là điều mà cuộc sống mọi người hướng tới và là một phản ánh cho thấy cuộc sống đã đạt phần nào “thân tâm an lạc”.

Ăn không cầu kỳ

Ăn không cầu kỳ là ăn “đủ” và ăn “lành”. Trước hết là ăn uống sao cho đầy đủ và cân bằng 5 nhóm chất dinh dưỡng (nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng).

Chữ “cân bằng” trong ăn uống rất quan trọng. Ta không nên ăn thừa mứa quá nhiều mà thật vừa đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột (nhiều người tán dương không ăn đạm động vật như heo, bò, gia cầm… để cải thiện môi sinh và hạn chế bệnh tật). Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây, các loại ngũ cốc còn nguyên vì những thứ này rất tốt cho sức khỏe.

Ăn “lành” còn có nghĩa là biết cách ăn uống như: luôn thực hiện “ăn chín, uống sôi”; thức ăn cũ cần nấu chín kỹ trước khi ăn; bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và lao động…

Thở thật thâm sâu

Nhờ hô hấp thở ra hít vào mà cơ thể ta mới được cung cấp đủ dưỡng khí (tức oxy) từ khí trời đưa vào và thải bỏ thán khí (tức CO2) từ trong cơ thể ra ngoài. Nhờ hít thở mà duy trì sự sống.

Hít thở bình thường chỉ dùng một phần hai lá phổi. Còn thở thật thâm sâu là hít thở với gần trọn cả hai lá phổi, với cơ hoành hoạt động tích cực xoa bóp các phủ tạng ở bụng.

Thở thâm sâu không chỉ cho ta nguồn sống nhờ thu thật nhiều khí oxy, thải cho gần hết khí CO2 ở phổi, mà còn tác động giúp thanh lọc tâm ý; thở thật thâm sâu là hít thở với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn: “Hít vào, thấy bụng phình ra; thở ra, thấy bụng xẹp lại”. Và với tâm ý thanh tịnh: “Hít vào tâm tĩnh lặng: Thở ra miệng mỉm cười”, và với tâm hân hoan, như Đức Phật trong kinh Niệm xứ và niệm hơi thở đã cho thấy: “Với tâm hân hoan, tôi thở vào; với tâm hân hoan, tôi thở ra”, để như thế mà đi vào Thiền.

Chú tâm hoàn toàn vào các hơi thở vào, thở ra là bước đầu đi vào Thiền. Ngồi thở thiền trước hết là để không phải làm gì hết và để được buông xả.

Khi nắm vững nghệ thuật theo dõi hơi thở và mỉm cười thì càng ngồi thiền càng thấy thích thú. Rồi, nhờ năng lượng của niệm và định, ta sẽ bắt đầu quán chiếu sâu sắc vào thân thể, tâm thức và hoàn cảnh, để đem lại an lạc hạnh phúc cho ta và cho cả thế gian này.

Khi đó: “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu” sẽ hòa điệu,vận hành trôi chảy trong cuộc sống.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức - SK&ĐS
http://phathoc.net/tu-hoc/phat-phap-ung-dung/767012_bon_bi_quyet_giup_than_tam_an_lac.aspx

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Đời sống là một bài thơ

Lâm Ngữ Đường


Tôi cho rằng về phương diện sinh lí, đời sống con người không khác chi một bài thơ. Nó có vần luật, tiết điệu, có những chu kì thịnh suy của nó. Mới đầu là tuổi nhỏ ngây thơ rồi tới tuổi xuân vụng về, rán thích ứng với xã hội, nhiều nhiệt tình, nhiều tham vọng, dại dột mà có lí tưởng; tiếp tới một tuổi hoạt động kịch liệt, rút được nhiều kinh nghiệm trong xã hội và về bản chất con người; tới tuổi trung niên, hoạt động giảm đi, tính tình dịu đi, như một trái cây đương chín hoặc một thứ rượu ngon đã hết nồng, đối với nhân sinh lần lần có một quan niệm khoan dung hơn, ôn hòa hơn, nhưng cũng ngạo nghễ hơn, “bất chấp” hơn; rồi tới khi bắt đầu xế bóng, các hạch nội tiết hoạt động giảm đi, chúng ta mới thật là có được cái triết lí của tuổi già, cái tuổi hòa bình, ổn định, nhàn dật mà mãn nguyện; sau cùng, sinh mệnh tàn lụi và ta ngủ một giấc vĩnh viễn. Đáng lẽ, người ta phải nhận được cái đẹp của những nhịp điệu đó trong đời sống như nhận được cái đẹp trong những bản đại hòa tấu chứ; nhận được chủ đề, những chỗ gấp, chỗ khoan cùng chỗ hòa âm cuối cùng của nó. Sự tiến triển của các chu kì trong một đời sống bình thường thì đại thể là như vậy; nhưng bản nhạc của đời cũng do cá nhân diễn tấu nữa. Một vài người tấu vụng, nhiều âm không điều hòa, mỗi lúc một lớn mãi lên, át hẳn cả điệu chính, có khi còn làm cho khúc nhạc phải nhưng lại và người đó phải nhảy xuống sông hoặc bắn một phát súng vào đầu mình. Chỉ tại những người đó thiếu sự giáo dục, chứ bình thường thì đời người phải tiến trong một một cuộc vận chuyển rất mực nghiêm túc.

Ai cũng phải nhận rằng đời người từ tuổi thơ, tuổi tráng niên tới tuổi già là một sự hòa hợp mĩ mãn, cũng như ngày thì có buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều mà năm thì có bốn mùa. Không có cái gì tự nó tốt hay xấu. Hễ hợp với tuổi với mùa thì là tốt. Nếu chấp nhận quan niệm sinh lí đó và rán sống hòa hợp với tuổi của mình thì chỉ trừ những kẻ điên rồ, tự cao tự đại, hoặc hoài bão những lí tưởng viễn vông, còn thì ai cũng nhận rằng đời có thể đẹp như một bài thơ. Shakespeare đã diễn ý đó trong một thiên nói về bảy giai đoạn trong một đời người, và nhiều văn nhân Trung Hoa cũng đã chủ trương như vậy. Lạ thay, Shakespeare không lúc nào có nhiều tinh thần tôn giáo và rất ít lưu tâm đến tôn giáo. Tôi cho rằng sở dĩ ông vĩ đại là nhờ đó; bản chất con người ra sao thì ông nhận nó như vậy không xen vào sự an bài của hóa công, cũng như không xen vào cá tính các nhân vật trong kịch của ông. Shakespeare y như hóa công, y như thiên nhiên; không có lời khen nào vinh dự cho một nhà văn, hoặc một nhà tư tưởng bằng lời ấy. Ông chỉ sống, nhận xét, rồi qua thế giới khác. 

http://www.daovien.net/t4354-topic

10 bài học tuyệt vời từ Albert Einstein

Prof. Dr. Đạo

Administrator 


Albert Einstein từ lâu đã được coi là một thiên tài bởi công chúng. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, triết học, tác giả, và có lẽ là các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất hơn bao giờ hết trong cuộc sống (cùng với Newton).

Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Ông được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Và người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại. Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921 "vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá của ông về định luật quang điện." Ông được tạp chí Times phong là "Con người của thế kỷ". Ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX và một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử.

Ông có rất nhiều đóng góp cho vật lý và đặc biệt thành tựu nổi bật nhất là thuyết tương đối, thực tế bao gồm thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng, cơ sở của vũ trụ học, giải thích chuyển động của điểm cận nhật sao Thủy, tiên đoán sự lệch ánh sáng, định lý nhiễu loạn hao tán mà giải thích chuyển động Brown của các phân tử, lý thuyết photon và lưỡng tính sóng hạt, lý thuyết lượng tử của chuyển động nguyên tử trong chất rắn, khái niệm năng lượng điểm không, phiên bản bán cổ điển của phương trình Schrödinger, và lý thuyết lượng tử của khí đơn nguyên tử với tiên đoán ngưng tụ Bose–Einstein. Năm 1917, ông sử dụng thuyết tương đối rộng để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. 

Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần hai, Einstein đã gửi một lá thư đến tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo nguy cơ nước Đức có thể phát triển một loại vũ khí nguyên tử. Kết quả là Roosevelt đã ủng hộ chương trình nghiên cứu uranium và dự án Manhattan bí mật, đưa nước Mỹ trở thành nước duy nhất sở hửu vũ khí nguyên tử trong thời gian xảy ra chiến tranh.

Einstein đã công bố hơn 300 nghiên cứu khoa học cùng với hơn 150 đề tài ngoài khoa học khác, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều trường đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ; ông cũng viết nhiều về các chủ đề chính trị và triết học khác nhau như chủ nghĩa xã hội và quan hệ quốc tế. Với tài năng khiêm nhường bậc nhất của ông nên tên gọi "Einstein" đã trở thành đồng nghĩa với từ thiên tài.

Einstein nhận giải Nobel Vật lý 1921 "cho các đóng góp của mình Vật lý lý thuyết, và đặc biệt là đối với khám phá của ông về luật của hiệu ứng quang điện."

10 bài học tuyệt vời từ Albert Einstein

1. Làm theo sự tò mò của bạn

"Tôi không có tài năng đặc biệt, tôi chỉ tò mò một cách say mê".

Cái gì kích thích tính tò mò của bạn? Tôi tò mò, và đó chính là những gì tạo nên một người thành công trong khi người khác thì không. Điều đó là lý do tại sao tôi đã nhiều năm thành công nghiên cứu. Bạn tò mò nhất về cái gì? Việc theo đuổi sự tò mò chính là bí quyết thành công của chính bạn.

2. Lòng kiên trì là vô giá

"Điều đó không phải là tôi rất thông minh, mà chỉ là tôi ở lại với vấn đề nhiều hơn, lâu hơn"

Thông qua sự kiên trì con rùa đạt được hộp rương. Bạn có sẵn sàng kiên trì cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của bạn? Họ nói rằng toàn bộ giá trị của con tem bưu chính bao gồm khả năng dính vào một cái gì đó cho đến khi nó sẽ ở đó. Hãy sống như con tem bưu chính, kết thúc cuộc đua mà bạn đã bắt đầu!

3. Tập trung vào hiện tại

"Bất kỳ người đàn ông có thể lái xe một cách an toàn trong khi hôn một cô gái đẹp chỉ đơn giản là họ không cho nụ hôn được sự quan tâm xứng đáng."


Cha tôi luôn luôn nói rằng con không thể cưỡi hai con ngựa cùng một lúc. Tôi muốn nói, bạn có thể làm bất cứ điều gì, nhưng không phải tất cả mọi thứ. Học là hiện tại bạn đang ở đâu, cung cấp tất cả của bạn cho bất cứ điều gì bạn đang làm.

Tập trung năng lượng là sức mạnh, và nó là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.


4. Trí tưởng tượng là rất mạnh mẽ

"Trí tưởng tượng là tất cả mọi thứ. Nó là bản xem trước các điểm đến của cuộc sống. Trí tưởng tượng là quan trọng hơn tri thức. "


Bạn có sử dụng trí tưởng tượng của bạn hàng ngày? Einstein nói rằng trí tưởng tượng là quan trọng hơn kiến thức! trí tưởng tượng là đi vào tương lai của bạn. Einstein đã nói, "Các dấu hiệu thực sự của trí thông minh không phải là kiến thức, mà trí tưởng tượng." Bạn thực hiện "các cơ bắp trí tưởng tượng" của bạn hàng ngày, đừng để cho một cái gì đómạnh mẽ như trí tưởng tượng của bạn nằm ngủ.

5. Thực hiện những sai lầm, lỗi

"Một người sẽ không bao giờ tạo ra các lỗi, sai lầm nếu họ không bao giờ cố gắng làm một điều gì đó mới mẻ"

Không bao giờ sợ phạm sai lầm. Một sai lầm không phải là một thất bại. Những sai lầm có thể làm cho bạn tốt hơn, thông minh hơn và nhanh hơn, nếu bạn sử dụng chúng đúng cách. Khám phá sức mạnh của những sai lầm. Tôi đã nói điều này trước, và tôi sẽ nói lại một lần nữa, nếu bạn muốn thành công, tăng gấp ba lần số lượng của những sai lầm mà bạn thực hiện.

6. Sống trong hiện tại

"Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai, Nó đủ đến sớm"

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề tương lai của bạn chính là Hiện tại.

Bạn có thể không phải là "hiện tại" thay đổi ngày hôm qua hoặc ngày mai, do đó, nó là của tầm quan trọng tối cao mà bạn dành tất cả nỗ lực của bạn là thời gian duy nhất mà vấn đề, đó là thời gian chỉ có "ngay bây giờ".

7. Tạo giá trị

"Phấn đấu không phải là thành công, nhưng nó tạo ra giá trị"


Đừng lãng phí thời gian của bạn cố gắng để thành công, dành nhiều thời gian của bạn tạo ra giá trị. Nếu bạn có giá trị, sau đó bạn sẽ thu hút thành công.

Khám phá các tài năng và món quà mà bạn có, tìm hiểu làm thế nào để cung cấp những tài năng và quà tặng một cách có lợi cho những người khác.

Lao động là có giá trị và thành công sẽ đuổi theo bạn.


8. Đừng hy vọng những kết quả khác nhau

"Điên rồ: làm cùng một điều hơn và hơn nữa và mong đợi kết quả khác nhau"

Bạn không thể tiếp tục làm điều tương tự hàng ngày và mong đợi kết quả khác nhau. Nói cách khác, bạn không thể tiếp tục làm cùng một thói quen và hy vọng sẽ nhìn nhận khác nhau. Để cho cuộc sống của bạn thay đổi, bạn phải thay đổi, mức độ mà bạn thay đổi hành động của bạn và suy nghĩ của bạn là mức độ mà cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.

9. Kiến thức đến từ kinh nghiệm

"Thông tin không phải là kiến thức, nguồn duy nhất của kiến thức là kinh nghiệm"

Kiến thức đến từ kinh nghiệm. Bạn có thể thảo luận một vấn đề, nhiệm vụ, nhưng điều đó chỉ đem lại cho bạn biết về tính triết lý của nó. Bạn cần phải làm, thực hiện để hiểu biết về nó. Bài học là gì? Có được kinh nghiệm. Đừng bao giờ dành thời gian của bạn để ẩn đằng sau những thông tin phỏng đoán, hãy ra ngoài và thực hiện điều đó, và bạn sẽ có được những kiến thức vô giá.

10. Học các quy tắc, và sau đó thực hiện tốt hơn

"Bạn phải hiểu hết các quy tắc trò chơi, và sau đó bạn phải chơi tốt hơn bất cứ ai"

Đặt tất cả vào những điều kiện đơn giản. Có hai điều bạn phải làm là: Thứ nhất, bạn phải học và hiểu hết các quy tắc của trò chơi mà bạn đang chơi. Điều này nghe có vẻ thú vị, nhưng nó rất quan trọng. Thứ hai, bạn phải cam kết rằng bạn sẽ chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu làm được hai điều này, thành công sẽ đến với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bản dịch này của tôi.

Chúc các bạn thành công!

http://www.scientific.vn/


http://www.fields.vn/threads/10-bai-hoc-tuyet-voi-tu-albert-einstein.150/

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

CÓ NÊN TIN VÀO SỐ MỆNH HAY KHÔNG ? QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO?

GS.Minh Chi
Học viện Phật giáo Việt Nam 

Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay không? Thái độ của các triết gia và các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới, và là tôn giáo lớn nhất, có tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào?

Đó là nội dung chủ yếu của bài nói chuyện này. Hy vọng trong một thời gian có hạn định, có thể giải đáp được một vài bức xúc chủ yếu của đông đảo quần chúng hiện nay. Vâng, trong cuộc sống xã hội đầy bất trắc, và đặc biệt là trong thời gian kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ trước đây, rất nhiều chuyện xảy ra, không hư cấu, khiến cho người ta tin là có số mệnh. "nhanh cũng chết, chậm cũng chết, may thì sống" đó là câu thường được nói đến trong suốt thời gian máy bay Mỹ ào ạt dội bom vào miền Bắc nước ta, khi mà giữa cái chết và cái sống, khoảng cách chỉ là một tích tắc đồng hồ hay là một sợi gang sợi tóc.

Trong một bối cảnh xã hội và đất nước đầy bất trắc và nước sôi lửa bỏng như vậy, số người tin vào chuyện tướng số, bói toán, cầu đảo phải rất nhiều, và ngày càng nhiều. Hiện nay nghề xem bói, xem tướng, nhà đất cũng rất phát đạt. Giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư không ít người đi xem bói, xem tướng.

Hãy đặt câu hỏi : Có cơ sở vật chất gì cho tất cả những chuyện này không?

Con người là sinh vật có lý trí, đối với những tai họa lớn giáng xuống một đất nước, một vùng, một dân tộc hay cá nhân một con người, nhất là những trường hợp đột tử xảy ra cho một người hay một số người… con người không thể tin đó là ngẫu nhiên, mà tin có sự tác động của những nguyên nhân sâu xa, có thể là siêu nhiên , mà trình độ của con người hiện nay là không thể lý giải được.

Tôi có người bạn cũ là anh Vũ Thơ, nguyên bí thư tỉnh ủy Ninh Bình. Một lần anh tâm sự: Tôi là Đảng viên cộng sản, là Mác- xít, nhưng có chuyện xảy ra ngay trong tỉnh mà tôi phụ trách, khiến tôi nghi rằng có một cái gì đó không phải là vật chất đứng đằng sau những chuyện đó. Chuyện như sau:

" Cái xã gần Quốc lộ số 1, nối liền Hà Nội với tỉnh Ninh Bình. Một cô gái lâu nay vẫn lười biếng, không hay đi làm. Thế mà hôm ấy, mặc dù trời mưa lất phất, cô lại ra đồng làm cỏ sớm hơn mọi người. Một chiếc ô tô con chạy nhanh trên đường quốc lộ, không hiểu sau trợt bánh, băng ngang qua đường rơi vào đúng chỗ cô gái đang làm cỏ, nhận cô ta xuống bùn chết tươi. Tôi đích thân đến xem xét nơi xảy ra tai nạn. Từ chỗ cô gái làm cỏ đến vệ đường cũng phải đo được gần chục mét, chiếc ô tô phải chạy nhanh lắm mới có thể băng qua gần chục mét được. Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy nhỉ, một cô gái hằng ngày vẫn lười không đi làm, tại sau hôm nay lại đi làm trước mọi người ngay trong khi trời còn mưa lất phất…

Còn bao nhiêu chuyện nữa, cũng vô lý tương tự như chuyện cô gái làm cỏ, xảy ra trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm mọi người dù là duy vật mác-xít cũng phải tin vào số phận hay số mệnh.

Cơ quan thủy sản Hải Phòng trước đây là một ngôi nhà bốn tầng, tôi đã từng đến thăm trong thời gian có chiến dịch máy bay Mỹ dội bom miền Bắc. Một quả bom xuyên đã rơi trúng cơ quan thủy sản, vì là bom xuyên nên nó xuống tận hầm mới nổ, khiϦ#7871;n cho những người nào nhanh chân xuống hầm trước thì đều chết. Trái lại những ai chậm chân còn ở lại tầng hai tầng ba thì lại không can gì, mặc dầu ai cũng đều hú vía.

Tôi có một anh bạn tên Sự, nguyên là Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Công nghiệp Nặng, khi bộ này còn chưa tách thành nhiều bộ, anh có một cái hầm bê tông ở gần nhà, có thể nói là an toàn 100% để tránh máy bay. Không may cho anh bạn tôi là hôm ấy anh có xuống hầm khi máy bay đến nhưng lại ngồi ở cửa lại không chịu vào sâu bên trong hầm như vợ và con anh. Máy bay Mỹ thả một quả bom tạ vào nhà máy phát điện Yên Phụ nhưng không trúng, bom nổ gây một chấn động dữ dội, anh Sự ngồi ở cửa hầm đầu dập vào thành bê tông, bị vỡ sọ chết ngay tại chỗ. Anh đã chết ở nơi an toàn nhất, làm sau hiểu được?

Vì vậy mà ở miền Bắc, trong thời kỳ máy bay Mỹ ném bom dữ dội đã lưu hành câu nói cửa miệng của nhiều người "nhanh cũng chết, chậm cũng chết, chỉ có may thì sống".

Cái may đó phải chăng là số mệnh hay số phận? Các triết gia, các tôn giáo cổ kim nhận thức vấn đề số mệnh và số phận như thế nào?

I.Các thuyết túc mệnh luận, định mệnh luận, thiên mệnh luận

Nói chung, tất cả mọi thuyết dẫn tới thái độ yên phận và tiêu cực của con người đều thiếu giá trị nhân bản, dù chúng mang bất cứ nhãn hiệu nào. 
Túc mệnh luận là thuyết cho rằng số phận của con người là do quá khứ trước đây an bài, xếp đặt tất cả, mọi cố gắng hay nổ lực của con người đều vô ích cả.
Con vua rồi lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa…

Những người ở Trung Quốc xưa nay hay nói câu: " Nhất ẩm nhất trác, mặc phi tiền định", nghĩa là ăn một miếng, uống một chén, không gì là không do quá khứ quyết định trước. Có thể nói, đó là những người theo túc mệnh luận cực đoan.
Định mệnh luận cũng là túc mệnh luận, nhưng cường điệu tính chất bất khả kháng của số mệnh. Ý nói, số mệnh là quyết định, mọi cố gắng của con người đều vô ích.

Thiên mệnh luận có nhiều nghĩa, không phải nghĩa nào cũng sai. Nếu hiểu thiên mệnh là thiên đạo, tức là đạo Trời, là luận tắc tự nhiên, áp dụng vào thế giới của nhân sinh thì không có gì sai. Phải chăng đó là ý tứ của Khổng Tử trong Luận Ngữ: "Ngô…ngũ thập niên tri thiên mệnh"- " Ta…năm mươi tuổi thì biết mệnh Trời". Nếu hiểu mệnh Trời là số mệnh mà ông trời quy định cho mình thì đó là số mệnh luận, hay đúng hơn là thiên mệnh luận, và tất nhiên Phật giáo sẽ bác bỏ thuyết ấy. Nhưng Tống Nho Chu Hy lại giải thiên mệnh như là "nguyên lý vận hành và biến hoá của tự nhiên" thì đây không phải là số mệnh luận. Nhưng vấn đề còn tùy thuộc vào phái Tống Nho hiểu luật tắc tự nhiên như thế nào.

Chương 16 cuốn "Đạo Đức Kinh", Lão Tử cũng nói "phục mệnh", nhưng trong văn cảnh của chương này, thì mệnh ở đây rõ ràng chỉ có nghĩa là đạo, chứ không phải là số mệnh.

" Phù vật vân vân, các phục kỳ căn,quy căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh"- "muôn vật đều phồn thịnh, mỗi vật đều trở về cội gốc của mình,trở về cội gốc thì gọi là tĩnh tức là trở về với mệnh".

Rõ ràng Lão Tử dùng từ mệnh ở đây không phải với nghĩa là số mệnh, mà với nghĩa đạo, tức là cội nguồn của trời đất và muôn vật.

Trong thần hệ của Hy Lạp cổ đại có Thần số mệnh gọi là Fate, mà cả đến Zeus, vị Thần tối cao đứng đầu các vị Thần, cũng phải e dè, nể sợ. Như vậy người Hy Lạp cổ đại tin rằng, tất cả các vị thần, kể cả thần Zeus cũng phải phục tùng số mệnh.

Niềm tin ở số mệnh phổ biến như vậy, lan tràn như vậy, từ xưa tới nay, từ Tây sang Đông, thì phải chăng niềm tin đó có đạo lý của nó, cơ sở khoa học khách quan của nó?

Người Pháp có câu: "I’homme propose, Dieu dispose" (Người kiến nghị nhưng Thượng Đế bác đi".
Đây cũng là biểu hiện rõ nét của thuyết mà Phật giáo thường gọi là Thần ý luận, khẳng định mọi sự việc diễn biến trong thế gian này đều do ý muốn của Thượng Đế, và ý muốn đó là siêu việt, vượt lên tầm hiểu biết của con người, cho nên con người chỉ nên phục tùng, không những không được chống đối mà còn phải cảm tạ và tri ân Thượng Đế.

Thiên mệnh luận cũng là số mệnh, nhưng số mệnh được nhân cách hóa thành Thượng Đế, hay là số mệnh do một nhân cách siêu nhiên an bài, xếp đặt. Cái nguy của thuyết này là một mặt khiến cho con người ta an phận thủ thường, mất hết ý chý phấn đấu, mặt khác lại khiến cho con người trốn tránh trách nhiệm của mình, thậm chí mình giết người đoạt của, nhưng lại tự an ủi: đó là do Thượng Đế muốn như vậy, đó là ý chí huyền nhiệm của Thượng Đế.

Phật giáo tôn trọng tất cả các tôn giáo bạn, kể cả những tôn giáo công nhận có Thượng Đế tạo thế. Đó là đường lối thủy chung như nhất của Phật giáo từ xưa đến nay, ở nước ta cũng như những nước Phật giáo khác. Tính bao dung về mặt tư tưởng vốn là một đặc tính của Phật giáo mà các nhà tôn giáo học trên thế giới đều công nhận, nhưng điều này không có nghĩa là Phật giáo chấp nhận , không phản đối một số quan điểm của những tôn giáo đó về vũ trụ và nhân sinh.

II. Một số tôn giáo và vấn đề số phận, số mệnh

A.Tôn giáo Hy Lạp cổ đại

Trong tư tưởng của Hy Lạp cổ đại ,vấn đề số phận (Fate) chiếm vị trí quan trọng , và được biểu trưng bằng ba nữ Thần ngồi dưới một gốc cây ở trung tâm trái đất và quyết định số phận của mỗi người. Vị nữ thần thứ nhất có tên là Clotho, làm nhiệm vụ kéo sợi đan thành số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ hai có tên là Lachesie làm nhiệm vụ phân phối số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ ba có tên là Atropos, làm nhiệm vụ cắt đứt số phận của mỗi người, tức là quyết định người nào phải chết và chết vào lúc nào.

Tư tưởng số phận đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật kịch Hy Lạp cổ đại. Trong các bi kịch của Sophocle, thầy bói (Oracle) làm chức năng thông tin cho mọi người biết số phận của mình,như là một cái gì đã được quyết định trước rồi. Đặc biệt là hoàn cảnh chết của mỗi người là do số phận đã được quyết định như nội dung vở kịch Oedipe cho thấy.

Trên đây, đã nói về tư tưởng số phận hay số mệnh trong tư tưởng Hy Lạp cổ đại, như trong tác phẩm của Homer cho thấy, ngang qua ba nữ thần aoos mệnh nói trên đây, tuy Homer thường dùng số phận hay số mệnh số ít, nhằm biểu trưng cho một sức mạnh siêu nhiên, siêu việt lên trên ý chí con người.

B.Ấn Độ giáo và vấn đề số mệnh

Ấn Độ giáo, như là tôn giáo thường nói tới một số thần linh như Vishnu, Siva, Kali có khả năng quyết định số phận của mỗi cá nhân tín đồ, thậm chí đối ngược lại với hướng của nghiệp do cá nhân đó tạo ra.
Nhưng Ấn Độ giáo còn nói tới hai yếu tố khác, cũng quyết định đời sống của con người là nghiệp (karma) và thơì. Yếu tố nghiệp cũng tương tự như khái niệm nghiệp của Đạo Phật, nhưng không triệt để và nhất quán bằng đạo Phật. Vấn đề này sẽ được trình bày kĩ trong phần "Đạo Phật thay thuyết số mệnh bằng thuyết nghiệp".

Còn yếu tố thời của Ấn Độ giáo cũng tương tự như yếu tố thời trong dịch học của Trung Quốc vậy.

Nói chung trong văn chương của Ấn Độ giáo, cả ba yếu tố Thần linh, nghiệp ( karma) , và thời được nhắc đến. Thí dụ trong cuốn Thánh Ca nổi tiếng "Bhagavad Gita" trong khi hoàng tử Arjuna do tự không muốn xung trận vì kẻ thù không ai khác mà chính đều là bà con, họ hàng thân thuộc cả, thì Thần Krishna đóng vai trò người lái binh xa cho Arjuna, đã hiện nguyên hình và giảng giải cho Arjuna là phải xung trận, vì số phận của kẻ thù là bị tiêu diệt. Nội dung của tập Thánh Ca Bhagavad Gita cho thấy, chi phối sự diễn biến của tình hình là ý chí của thần Vishnu cộng với sức mạnh của nghiệp karma.

Nói chung, phần lớn những người theo Ấn Độ giáo đều tin, những sự kiện của cuộc đời, như thân phận tái sanh, sức khoẻ nói chung, người vợ tương lai hay chồng tương lai, số phận và giới tính của con, thời điểm chết đều là những sự kiện được xác định trước bởi nghiệp (karma), hình thành từ trong đời sống quá khứ.

Một số tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng, sự cố hay là tác động của một Thánh thần có thể đem lại cái chết đột tử cho một người nhất định, và trái lại, việc xuất gia, sống lánh ở một thánh địa rất có thể thay đổi số phận của một con người.

Ơ󠎡m Ấn, trong vùng cư trú của người Tamils, người ta tin rằng số phận của một con người đã được an bài sẵn, khi mới sanh được ghi lên trán bằng những dấu hiệu đặc biệt mà chỉ có những thầy xem tướng giỏi mới giải mã và cho biết được.

C. Do Thái giáo và vấn đề số mệnh

Người Do Thái cổ đại tin là những sự kiện lớn của dân tộc Do Thái đều do Thượng Đế an bài sẵn, mà dân tộc Do Thái phải phục tùng. Quân ngoại quốc đến xâm lăng Isarel, đày biệt xứ dân Do Thái đi nơi khác, như là đế quốc Assiri và Babylon, và sau là đế quốc La Mã từng làm, tất cả những tai hoạ đó giáng xuống đầu dân Do Thái đều không phải là ngẫu nhiên mà là do dân Do Thái không trung thành với liên minh mà tổ tiên họ là tiên tri Moise, đã thay mặt họ ký kết với Yahve trên núi Sinai… Như vậy là số phận của một dân tộc Do Thái do hai yếu tố quyết định : Một là những việc làm của bản thân dân tộc đó, phản bội lại liên minh với Thượng Đế. Yếu tố thứ hai là sự trừng phạt của Thượng Đế đối với dân tộc Do Thái. Đó là sự can thiệp của một lực lượng siêu nhiên, siêu việt lên ý chí của con người. Có thể nói, đây là số mệnh hay số phận của dân tộc Do Thái, đã được Thượng Đế Yahve lựa chọn để truyền bá chân lý của đạo Do Thái cho loài người.

D. Đạo Hồi và vấn đề số phận

Từ Ả rập maniyab là số phận hay số mệnh xuất hiện trong thơ ca Ả rập ngay trước thời Mahomet. Con người có thể chết vì sự cố, trong chiến tranh hay vì bệnh tật, nguyên nhân sâu xa của cái chết đó là do tiền định. Nhưng sức mạnh gì quyết định sự kiện cái chết của một người? Là Thượng Đế Allah chăng hay số phận, như là một sức mạnh không bị nhân cách hoá. Điều này không rõ, qua văn chương thơ ca Ả rập, bởi lẽ không phải thi sĩ Ả rập nào cũng tin đạo Hồi, vì đạo Hồi mãi tới thế kỷ VII sau công nguyên mới xuất hiện.
Thế như trong phạm vi Đạo Hồi, nhất là trong kinh Coran, thì mọi sự kiện, thậm chí trong mọi hoạt động trong đời sống của một tín đồ hằng ngày đều do Thượng Đế Allah an bài quyết định, chứ không phải do số phận hay số mệnh. ngày tận thế của thế giới cũng do thượng Đế Allah quyết định, ý chí của loài người không dự phần trong việc này.
Tuy nhiên, các nhà thần học Hồi Giáo về sau có xu hướng giảm bớt tính tuyệt đối của sự can thiệp của Thượng Đế vào đời sống con người, và dành một phạm vi nhất định cho hoạt động của ý chí tự do.
Hình như các tôn giáo thần quyền, ngày càng thiên về thuyết không phải Thượng Đế an bài tất cả, quyết định tất cả và dù là con người là sản phẩm của Thượng Đế tạo ra, nhưng vẫn có một phạm vi ý chí tự do nào đó, khiến cho nó có thể phạm sai lầm và chịu sự trừng phạt của Thượng Đế, điển hình là nhân vật Adam của đạo Do thái và đạo Thiên Chúa, tuy thượng đế tạo ra nhưng vẫn ăn trái cấm, ngược lại với lời dạy của Thượng Đế… do đó mà phạm tội gốc, tức là nguyên tội.
Có thể nói trong các thuyết của các tôn giáo lớn, chỉ có thuyết nghiệp (karma) của Ấn Độ giáo là tương đối gần gũi (chứ không phải là đồng nhất) với thuyết nghiệp của Phật giáo. Tuy nhiên cần nhớ rằng phật giáo nói nghiệp, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tính bất định của nghiệp, nghiệp là có thể chuyển được. Người là chủ nhân đồng thời cũng là thừa tự của nghiệp (trong Bộ III Kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" ).

E. Dịch học và số mệnh

Hỏi: Phật giáo có phản đối các chuyện như là xem tướng số, bói toán hay không?
Trả lời: Chuyên môn của Phật giáo là giác ngộ và giải thoát, không phải là tướng số và bói toán. Vì vậy mà trong kinh Di Giáo ngay trước khi Phật nhập Niết bàn, Phật từng khuyên học trò mình là tăng sĩ không nên bói toán và xem tướng số. Trong năm môn học được giảng dạy ở các trường Đại học Phật giáo trước đây ở Ấn Độ không có môn tướng số và bói toán, tuy có dạy các môn thế học như là Thanh minh (ngôn ngữ), công xảo minh (tiểu thủ công nghệ), y phương minh (chữa bệnh), nhân minh (lôgíc học)…
Lại hỏi: dịch học cũng là môn học bói toán. Phật giáo có phản đối Dịch học hay không?
Trả lời: Không! Phật giáo không phản đối Dịch học như là một bộ môn triết học của Trung Hoa, do các bậc Thánh Trung Hoa thời xưa là Phục Hy, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử sáng lập và hoàn chỉnh.

Nhưng Dịch học theo bản ý của các bậc Thánh đó không phải là môn học bói toán, mà là một môn triết học bàn về đạo lý suy thịnh, lành dữ, hạnh và bất hạnh của cá nhân và xã hội, đất nước và tinh thần của Dịch học là đức năng thắng số chứ không phải là con người phục tùng số mệnh. tôi cũng không phải là người nghiên cứu chuyên môn về Dịch học, nhưng cũng có nghiên cứu qua sách Dịch, không phải là để xem chơi như vua Trần Nhân Tông nói trong chương I bài phú Cư trần lạc đạo (1), mà vì có giảng về triết phương Đông ở một số trường đại học và ở Học viện Phật giáo. Giảng triết phương Đông, nhất là triết Trung Hoa mà không nói gì về Dịch học thì e thiếu sót. Tuy chỉ có biết đôi chúc về Dịch học, nhưng với cái sơ học của mình, cũng thấy được bản ý của các bậc Thánh lập ra môn Dịch học không phải là bói toán, trái lại bói toán chỉ làm dung tục hoá môn Dịch học mà thôi. Học giả Trung Hoa Phó Lệ Phác trong cuốn " Quốc học khái luận" (Đài Bắc xuất bản- trang 40) viết rất đúng:

"Bản ý của Văn Vương làm chu dịch là để dạy người cái đạo lý trị loạn, thịnh suy, được mất. Người đời sau dùng để bói toán, thực không phải là bản ý của Văn Vương".(2)

Hơn nữa, nếu chúng ta xem kỹ một số lời giải các quẻ của Văn Vương hay các lời giải của các hào của Chu Công thì chúng ta sẽ thấy các bậc thánh này nhấn mạnh vai trò của đức, của nổ lực đạo đức của cá nhân hơn là số. Nghĩa là dù gặp phải cảnh ngộ khó khăn, gian khổ nhưng nếu biết giữ đức hạnh, sống chính đáng thì dữ sẽ hoá ra lành, hung biến thành cát. Rõ ràng đó là quan điểm đức năng thắng số tuy các bậc thánh không nói rõ ra như vậy.

Để minh họa có thể dẫn chứng câu sau đây trong văn ngôn truyện, là một cuốn sách chủ yếu giải thích hai quẻ Càn và Khôn:

"Tích thiện chi gia tất hữu chi dương, tích bất thiên chi gia tất hữu chi ương…". Nghiã là: nhà tích chứa điều thiện thì sẽ có thừa điều lành, nhà chứa tích nhiều điều ác thì sẽ gặp nhiều chuyện dữ…

Gia đình như vậy, cá nhân cho tới đất nước, xã hội cũng đều vậy. Trị nước mà tàn bạo, hà hiếp, bóc lột dân quá đáng thì dân sẽ loạn. Cá nhân sống ác, thì gặp nhiều điều bất hạnh, nếu làm điều thiện thì sẽ gặp may mắn, đó là đạo trời, là luật tắc tự nhiên. Dich học tuy bày chuyện hưng vong, thịnh suy và đắc thất, nhưng cuối cùng vẫn khẳng định con người sống phải có đức, trị nước cũng phải có đức, thì mọi việc mới thông suốt, hài hoà(sách Dịch dùng từ hanh, thông), chính đáng bền vững (sách Dịch dùng các từ lợi, trinh).

III. Phật giáo dùng thuyết nghiệp thay cho thuyết số mệnh

A.Định nghĩa nghiệp là gì

Nghiệp là hành động có dụng tâm, hành động mà không có dụng tâm thì không phải là nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Một người lái xe không cẩn thận, cán chết người. Người đó có thể mang tội ngộ sát, phải trả tiền bồi thường và ngồi tù. Nhưng thật ra, anh ta không có tạo nghiệp sát sinh, anh ta chỉ là một cái duyên, hay là một điều kiện để người bị cán chết trả một món nợ cũ, một cái nghiệp cũ, khiến anh ta bị cán chết. Lạnh lùng mà nói, tình hình đích thực là như vậy, nếu chúng ta có một nhận thức sâu sắc về thuyết nghiệp. Trong đời này, không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên hết, mọi sự việc, quá trình xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên, đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên được tạo ra từ trước. Nhưng đây là nghiệp chứ không phải là số mệnh.

B.Dẫn nghiệp và mãn nghiệp- Hai loại nghiệp quan trọng nhất

Nghiệp có nhiều loại, nhưng trong Phật giáo thường chú ý tới hai loại nghiệp chính là dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dắt dẫn chúng sinh đi vào một trong sáu cõi, trong số này có ba cõi thiện là cõi loài Trời, cõi Atula và cõi loài người. Và ba cõi ác là cõi loài người rất nhiều. Mắt ta không nhìn thấy họ, nhưng không phải là họ không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ… Trong các loại chung sinh sống ở cõi ác, có hai loại mắt người cũng không thể nhìn thấy được là chúng sanh loài quỷ đói và chúng sanh loài địa ngục. Loài quỷ đói là chúng sanh có cấu tạo sanh lý (bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé) cho nên luôn bị đói. Còn chúng sanh địa ngục thì bị khổ truyền miên, khổ ở mức loài người không thể tưởng tượng được. Còn súc sanh thì rất nhiều loại, không thể biết xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sanh quen thuộc nhất là gia súc như là chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào chung ta cũng đều biết. Nhưng có nhiều điều người không biết là nếu không sống thiện, không tu tập và sống lối sống ngu si như súc vật thì sau khi chết, chúng ta có thể tái sanh vào làm súc vật. Rất có khả năng đó, chúng ta không thể xem thường.

Cho nên ít nhất chúng ta cũng phải biết cơ chế vận hành của nghiệp, đặc biệt là loại nghiệp gọi là dẫn nghiệp. Mục đích là dùng cơ chế vận hành của nghiệp để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho đời này cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị đọa vào các cõi ác, khổ mà luôn tái sanh vào các cõi lành, cõi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát.

Vì dẫn nghiệp quyết định hướng tái sanh, cho nên cũng gọi là tái sanh nghiệp, với tiếng Anh tương đương là từ Reproductive Karma. Kamma là tiếng Pali, nghĩa là nghiệp, còn tiếng Sankrrit tương đương là karma, một từ mà sách Tây phương rất hay dùng là để chỉ nghiệp. 

Tái sanh nghiệp hay dẫn nghiệp là những hành động tạo nghiệp có cường độ mạnh hoặc thiện hay bất thiện, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh cũng như các sự kiện chủ yếu ở đời sau của chúng sanh đó. Sau đây tôi đưa ra một vài thí dụ để minh hoạ trước hết là những hành động cực ác, quyết định không tránh khỏi hướng tái sanh của một chúng sanh vào một trong ba cỏi ác là địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Đó là các hành động cố ý giết cha, mẹ, bậc thánh Alahan, làm chảy máu Phật và phá vỡ sự hoà hợp của tăng chúng. Nếu phạm một trong năm nghiệp ác nói trên, thì nhất định phải tái sanh vào cõi sống ác, khổ. Năm trường hợp nói trên là những trường hợp cực đoan. Còn nói chung sống buông thả, không giữ năm giới, không làm mười thiện thành thói quen, với tâm ác không biết sửa chữa đều có nguy cơ sanh vào một trong ba cõi ác là địa ngục, quỷ đói, súc sanh, và dù có may mắn được tái sanh làm người thì sẽ làm người sống bất hạnh như chết yểu, tật nguyền hay đau ốm, bị người đời khinh rẻ…

C.Cường độ của nghiệp quyết định ở chỗ dụng tâm

Yếu tố gì tạo ra cường độ mạnh của nghiệp, khiến cho nghiệp đó quyết định hướng tái sanh của chúng sanh đó. Chủ yếu là dụng tâm khi tạo nghiệp. Thí dụ tạo nghiệp sát sanh với tâm tham, tâm sân. Gần đây trên báo đăng vụ giết người ở cửa hàng vàng Kim Sinh (Hà Nội). Kẻ cướp đã giết bốn mạng người một lúc để cướp vàng, đó là vụ sát sanh vì lòng tham. Trên báo hàng ngày cũng từng đăng tin một cô gái, chỉ vì ghen tức đối với người con riêng—một con bé 5 tuổi – của chồng mình đã nhẫn tâm quẳng con bé đó xuống sông Hồng. Sát sanh với tâm sân si và ghen tức là loại nghiệp rất mạnh, có thể khiến kẻ phạm tội đọa vào cõi ác không tránh khỏi.

Đối với nghiệp thiện cũng vậy, cường độ của nghiệp thiện chủ yếu ở chổ dụng tâm chứ không phải ở quy mô và hình thức của sự việc. Trong đạo Phật, có câu: Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi thì việc đạo biến thành việc đời, còn làm việc đời với cái tâm đạo, tức là cái tâm vì lợi ích của đạo và của chúng sanh thì việc đời cũng biến thành việc đạo.

Quan điểm về nghiệp trên giải phóng người nghèo hèn về nỗi bức bức xúc của mình quá nghèo hèn, quá túng thiếu, muốn làm việc thiện, muốn giúp người đời nhưng không biết xoay sở cách nào.

Trong Kinh 42 Chương có nói về hạnh tuỳ hỷ bố thí. Đó là hạnh chia xẻ niềm vui với người khác. Nếu sự chia xẻ niềm vui đó là thật lòng, không chút ganh ghét thì công đức của hạnh bố thí tuỳ hỷ đó cũng là vô lượng, cũng như một ngọn đuốc giúp cho bao nhà được thắp sáng, nấu chín cơm, sưởi ấm… mà để bố thí tuỳ hỷ có cần phải có gì đâu, mà chỉ cần có biết chia xẻ niềm vui của người khác mà thôi.

Đại sư Trung Hoa Trí Khải, trong bài tựa cuốn "đồng môn chỉ quán" , kể trường hợp một Sa Di trẻ, ở cùng chùa với một vị trụ trì đã chứng quả Alahan. Vị trụ trì xem tướng học trò biết trong vòng một tuần lễ nữa, học trò mình sẽ chết bệnh không thể tránh được, bèn lẳng lặng cho học trò mình về thăm nhà. Anh học trò trên đường về nhà thấy một tổ kiến trên một bờ đê đang bị một dòng nước xoáy, thốc vào đê, đe dọa cuốn đi. Thầy Sa Di trẻ động lòng thương lũ kiến đang nháo nhác, bèn cởi quần áo nhảy xuống sông, ra sức hàn lại chỗ đê có thể bị vỡ để cứu tổ kiến. Cứu được tổ kiến, thầy SaDi về nhà, và sau một tuần trở lại chùa. Vị Alahan thấy học trò của mình trở lại chùa an toàn, khí sắc lại còn hồng hào hơn xưa rất lấy làm lạ, hỏi cặn kẽ đầu đuôi câu chuyện cứu tổ kiến. Vị trụ trì kết luận là do thầy SaDi phát tâm từ bi rộng lớn cứu tổ kiến nên đã chuyển nghiệp, đáng lẽ phải chết trong vòng một tuần lễ lại vẫn sống an toàn và sống thọ trong nhiều năm nữa.

Câu chuyện trên cũng tương tự chuyện một bà già ăn mày sống trong thời Phật, muốn cúng dường Phật một ngọn đèn mà không đủ tiền mua dầu. Đi ăn xin , ky cóp mãi mới được một đồng, nhưng khi đến cửa tiệm thì chủ tiệm lại nói một đồng không đủ để mua dầu thắp đèn. Nhưng vì chủ tiệm cảm lòng thành của bà già nên vẫn bán. Cuối cùng bà già cũng có một ngọn đèn để cúng dường Phật, không phải đặt trong tịnh xá nơi Phật thuyết pháp mà chỉ được đặt ở ngoài vườn. Thế mà sau buổi thuyết pháp của Phật người ta đi dập tắt tất cả những ngọn đèn ở trong nhà tịnh xá cũng như ở ngoài vườn, mọi ngọn đèn đều được dập tắt dễ dàng, chỉ riêng ngọn đèn của bà già ăn mày cúng Phật thì người ta thổi mãi, dập mãi mà không làm sao tắt được. Kể cả ngài Mục Kiền Liên, là học trò thần thông đệ nhất của Phật cũng bất lực. Được hỏi về sự kiện lạ lùng này, Phật nói đó là sức mạnh lớn lao của lòng chí thành cúng dường Phật của bà già. Với tâm thành lớn như vậy, thì dù cúng dường một ngọn đèn nhỏ cũng đem lại cho bà ấy một công đức vô lượng, khiến cho Chư Thiên cũng phải cảm ứng, che cho ngon đèn không bị dập tắt.

Trong lịch sử truyền đạo của đức Phật, cũng không hiếm những chuyện minh chứng cho khả năng chuyển nghiệp của những người tuy từng pham nhiều tội ác trong quá khứ, nhưng sau khi được gặp Phật, được nghe pháp và thật thà ăn năng hối lỗi, cải tà quy chánh và hành đạo, thì rồi ngay trong đời này cũng chứng được quả Thánh. Đó là trường hợp nổi tiếng của Angulimala, vốn là một tên tướng cướp tàn bạo ở vương Quốc kosala, trường hợp của dâm nữ Ambanali ở Vaisali, cả hai đều xuất gia theo đạo Phật, tu hành không bao lâu để chứng quả Alahan.

Nói tóm một câu, dụng tâm là yếu tố quyết định tính chất và cường độ của nghiệp. Dụng tâm trong kinh tạng Bali còn gọi là tác ý, cho nên Phật định nghĩa nghiệp là tác ý. Khi đã tác ý theo hướng thiên hay ác, thì tức là đã tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác rồi. Người bình thường không hiểu cơ chế vận hành của nghiệp cho nên rất hay xem thường, thâm chí ngay đối với lời nói , họ cũng nói một cách vô tâm : lời nói bay đi, lời nói vô bằng. Không biết rằng, ngay những ý nghĩ thoáng qua đầu chúng ta còn tạo nghiệp, huống hồ chi là lời nói. Có lẽ, vì để răng dạy người ta đừng nên coi thường sự bất thiện nơi lời nói mà đạo Phật phân tích có tới bốn điều bất thiện nơi lời nói dối, nói ác, nói chia rẽ, và nói lời vô nghĩa, còn sự bất thiên nơi tâm cũng chỉ có ba là tham, sân, si hay tà kiến.

D.Không được coi thường việc nhỏ

Mà cũng vì vậy, Phật luôn răng dạy chúng ta không nên coi thường thiện hay ác dù là nhỏ, cũng như một đốm lửa nhỏ cũng có thể đốt cháy đống rơm cao như núi, cũng như giọt nước nhỏ mãi rồi cũng làm bình lớn tràn đầy.
Kinh Pháp Cú có bài kệ:

"Chớ chê khinh điều thiện,
Cho rằng chưa đến mình,
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người trí chứa điều thiện,
Do chất chứa dần dần."
(Bài kệ 122. bản dịch từ Bali : Th. Minh Châu)

Lại viết :
"Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng chưa đến mình,
Như nước chảy từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người ngu chứa đầy ác,
Do chất chứa dần dần."
(Bài kệ 121, bản dịch từ Bali: Th. Minh Châu)

Đ. Lợi ích của việc tu tập tâm

Tuy nhiên, cần chú ý là theo đạo Phật, dù là nghiệp nơi ý, nơi lời nói hay nơi thân, căn bản vẫn là ở chỗ dụng tâm, ở chỗ chúng ta tư tập tâm hăng ngày, khiến cho tâm ta trở thành thuần thiện, không bao giờ nghĩ ác, chỉ nghĩ toàn điều lành. Một người biết tu tập tâm như vậy, tuy rằng chưa đạt tới đích giác ngộ và giải thoát như các bậc Thánh, Phật hay Alahan, nhưng có thể nói là đã trên con đường thẳng, dẫn tới đích giác ngộ và giải thoát tối hậu rồi. Hơn nữa trên bước đường dài dẫn tới mục đích tối hậu đó, con người thiện sẽ nhất định không bị đoạ vào cõi ác.

Kinh Pháp Cú ví người như vậy như bàn tay không thương tích mà cầm thuốc độc vậy, không can gì hế
Kinh Pháp Cú cũng nói người ác làm hại người hiền cũng như kẻ ngu ngược gió tung bụi, bụi chỉ rơi vào mình mà không dính người:

"Bàn tay không thương tích,
Có thể cầm thuốc độc…"
(Kệ 124. Kinh đã dẫn, tr 75)

"Hại người không ác tâm,
Như thanh tịnh không uế,
Tội ác đến kẻ ngu,
Gây ác cho tự thân."
(Kệ 125. Kinh đã dẫn, tr 75)

Nói tóm một câu, quyết định tính chất và cường độ của nghiệp là cái tâm của mình, là ở trong lòng mình.
"Thiện căn bởi tại lòng ta,
Tu Phật, trước hết và chủ yếu là tu tâm"
Vì không phải chỉ vì "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", như thi sĩ Nguyễn Du đã nhắn nhủ chúng ta, mà vì Đức Phật cũng đã từng khuyến cáo chúng ta :

"Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân."
(Kệ 42. Kinh Pháp Cú)

"Điều mẹ cha, bà con
Không thể làm được,
Tâm hướng thiện làm được,
Làm được tốt đẹp hơn."
(Kệ 43. Kinh Pháp Cú)

E.Vấn đề cộng nghiệp

Nghiệp là sức mạnh lớn, khi nó là cộng nghiệp của một số đông người, vì không phải là một mà là số đông người tạo ra nó,và số đông ấy có thể là cả loài người, cả một quốc gia, một dân tộc hay một địa phương.
Cộng nghiệp của cả một dân tộc đan xen với biệt nghiệp của từng cá nhân, khiến cho cơ chế vận hành của nghiệp khá phức tạp, mà chỉ có bậc Thánh như Phật mới có thể hiểu hết ngọn ngành, chi tiết.

Trong kinh chép lời Phật: "Với thiên nhãn thuần tịnh, vượt xa tầm nhìn của loài người, Ta thấy các chúng sanh chết và tái sanh như thế nào, Ta thấy những người cao quý và kẻ nghèo hèn, kẻ xuất sắc và người bần tiện, mỗi người đều theo nghiệp của mình tạo ra mà có được thân phận hạnh phúc hay bất hạnh."

(chuyển từ bản Tiếng Anh: "The Tibetan book of living and dying" Sogyal Rinpoche, tr 92)

Chúng ta không có được thiên nhãn thanh tịnh , để có thể được như Phật nắm bắt được tất cả những cơ chế vận hạnh phức tạp của nghiệp, nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được đại khái nhưng cũng rất là đúng đắng :

"Ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão"

Đó là sự minh triết của nhân dân Việt Nam, mà tổ tiên, cha ông đã tin theo đạo Phật gần hai mươi thế kỷ nay rồi, khiến cho một thuyến quan trọng và phức tạp như thuyết nghiệp ảnh hưởng đến tâm lý của dân ta đến nỗi,mỗi lần có sự cố bất hạnh xảy ra cho một người, một gia đình hay thậm chí cả một vùng chúng ta buộc mồm nói :Tội nghiệp. Đó là tội của nghiệp, nghiệp báo của từng người và nghiệp báo chung, gọi là cộng nghiệp của số đông…

Nghiệp chính là quy luật nhân quả tác động trong phạm vi của nhân sinh. Đạo Phật nói quả nào nhân ấy. Một khi quả chính mùi và xảy ra, thì chúng ta biết đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả hợp thành của những nhân duyên đã được tạo ra và nay chín mùi.
Nhưng Đạo Phật không nói một cách máy móc: quả nào nhân ấy. Vì sao? Vì hằng ngày chúng ta không ngừng tạo nghiệp bằng ý nghĩ, lời và thân vận động. Nghiệp này nối tiếp nghiệp kia, nghiệp sau tác động trở lại nghiệp trước.v..v…

Chính vì vậy mà đạo Phật không nói số phận hay số mệnh, mà nói bất định nghiệp và chuyển nghiệp. Đó là ranh giới phân biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác, kể cả với Ấn Độ giáo, khá gần gũi với đạo Phật, vì Ấn Độ giáo cũng nối nghiệp karma.

Dẫn nghiệp hay còn gọi là năng sanh nghiệp chỉ là những loại nghiệp có cường độ mạnh, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh. Thí dụ tất cả chúng ta ở đây đều là người. Chúng ta biết chắc là trong đời trước chúng ta đã tạo ra dẫn nghiệp (hay tái sanh nghiệp) khiến cho chúng ta có được thân phận người, nhưng giữa chúng ta ở đây thôi, trong phạm vi cái phòng này đã có là bao nhiêu sai biệt như già và trẻ, khoẻ và yếu, nam và nữ ,đẹp và xấu và mỗi người chúng ta đều là thành viên của những gia đình khác nhau, với những cảnh ngộ khác nhau. Do vậy mà dẫn nghiệp quyết định thân phận là người của chúng ta, chúng ta còn tạo ra một loại nghiệp nữa, có cường độ yếu hơn dẫn nghiệp mà sách Phật gọi là mãn nghiệp (sách tiếng Anh dịch là Supportive Karma), cũng có sách khác dịch là năng trì nghiệp. 

F.Khái niệm mãn nghiệp

Mãn nghiệp hay năng trì nghiệp giải thích vì sao cũng là một thân phận người mà người có hạnh phúc, người bất hạnh, người sang, kẻ nghèo hèn, người có uy tín nói ai cũng theo, trái lại có người nói rất giỏi nhưng không ai tin, người đẹp kẻ lại xấu xí, cô gái đẹp lại lấy phải ông chồng xấu xí,lại có anh chồng xấu xí lại lấy được người vợ đẹp sánh ngang Hằng Nga tái thế.v.v…Sao lại có nhưng chuyện như vậy? Tất cả những chuyện sai biệt như vậy đều là quả báo của mãn nghiệp hay năng trì nghiệp.

Một câu hỏi: loại mãn nghiệp này là bất khả kháng hay là có thể chuyển được? Xin trả lời: thuyết nghiệp của Phật giáo là bất định nghiệp , là nghiệp có thể chuyển được. Đã có bao nhiêu người sanh ra với sức khoẻ rất yếu nhưng nhờ dày công luyện tập mà trở thành lực sĩ. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ có 1/3 lá phổi mà sống đến tuổi 80. Triết giaĐức nổi tiếng là Kant, vốn lúc bé rất ốm yếu nhưng nhờ sinh hoạt, làm việc rất điều đặn và có giờ giấc mà sống rất thọ.v.v…

G.Khái niệm năng tiêu nghiệp

Vì vậy mà Phật giáo đưa ra khái niêm gọi là năng tiêu nghiệp, mà sách Anh ngữ có khi dịch là countereractive karma hay là impedinh karma. Loại nghiệp này tuỳ thuộc vào tình hình mà có thể tốt hay xấu.
Có thể đưa ra những ví dụ sau đây để minh hoạ: Một người sinh ra có tư chất thông minh, nói theo danh từ khoa học hiện nay là có gen thông minh. Nhưng người đó lại sinh ra trong một gia đình giầu có, được cha mẹ nuôn chiều cho nên không chịu học hành, chỉ suốt ngày chơi bời khiến cho tính chất thông minh bẩm sinh của mình bị thui chột đi và cuối cùng anh ta trở thành một gã bất tài, vô dụng ở đời. Những loại nghiệp anh ta tạo ra đều thuộc loại năng tiêu nghiệp xấu và tiêu cực, hủy hoại bẩm tính thông minh của anh. Bẩm tính thông minh đó cũng không phải là ngẫu nhiên mà chính do anh ta nuôi dưỡng, hun đúc trong một đời trước.
Còn những ví dụ minh chứng các loại năng tiêu nghiệp thì rất nhiều. Chỉ cần dẫn chứng trường hợp của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hay bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là đủ, vì ai cũng biết đều là chuyện người thật việc thật

H.Dẫn nghiệp có thể hủy được không? Năng hủy nghiệp

Nhưng có người lại hỏi: Ừ mãn nghiệp có cường độ yếu nên có thể chuyển được, chúng tôi đồng ý, nhưng còn dẫn nghiệp có thể chuyển được không?
Dẫn nghiệp cũng có thể chuyển được trong những trường hợp sau đây:
Đúng là sau khi đã sanh ra là người, có thân phận người, thì không thể chuyển được thân phận người thành một thân phận không phải người. Thí dụ như các đạo gia mơ tưởng uống thuốc trường sanh bất lão và bất tử, trở thành thần thành tiên ngay trong cõi đời này.
Tôi nghĩ rằng bàn những chuyện như vậy là vô ích, vì nếu có một người như Từ Thức chăng thì cũng chỉ là một người. Nên miễn bàn là hơn.

Nhưng đạo Phật có khái niệm năng hủy nghiệp" để giải thích những trường hợp, tuy có người thọ mạn vẫn còn, nghiệp lực của tái sanh nghiệp vẫn còn nhưng vì những người này trong đời sống trước hay thậm chí trong đời sống này có tạo ra những nghiệp cực mạnh, có khả năng tiêu hủy thân phận của họ, thì họ vẫn có thể mất thân phần người như thường. Đó là những trường hợp chết đột tử hay chết bất đắc kỳ tử, như là trong các trường hợp chết vì thiên tai, chết vì tai nạn máy bay hay xe cộ. Người bình thường gọi đó là một trường hợp ngẫu nhiên bất hạnh, hay là số mệnh. nhưng theo đạo Phật, đó là nghiệp, là tác động của một loại nghiệp gọi là năng hủy nghiệp, nó tiêu hủy thân phận người ngay khi người đó đang sống bình thường. Người đó trong một đời sống quá khứ hay thậm chí ngay cả trong đời sống này, đã tạo ra một loại nghiệp có cường độ mạnh, đủ sức tiêu hủy một dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, quyết định thân phận người. Sách Phật thường ví dụ tác động của loại nghiệp này như một cơm gió thổi tắt ngọn đèn, tuy rằng ngọn đèn đó còn thừa dầu và bấc. 

I.Kết luận: người là chủ nhân của nghiệp

Nói tóm lại một câu, có thể dẫn chứng lời Phật, trong Kinh "tiểu nghiệp phân biệt" (trung bộ 3): Người là chủ nhân của nghiệp, cũng là thừa tự của nghiệp…". Nghiệp do chính mình tạo ra và nghiệp trở lại chi phối mình. Cũng như Nguyễn Du nói rất đúng trong Kiều:
"Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Xin đừng trách lẫn trời gần, trời xa."

Chính chúng ta chứ không một thần linh nào khác hết quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng hoạt động hàng ngày, hàng giờ, phút trong cuộc sống. Nếu tâm chúng ta hướng thiên thì chúng ta tạo ra nghiệp thiện, hưởng quả báo thiện trong đời này và đời sau. Quy luật nghiẹp báo là quy luật nhân quả, giải dị, không có gì khó hiểu, không cần phải mượn tới sức mạnh của thần linh hay sức mạnh mù quáng của số phận để giải thích. Thuyết nghiệp của đạo Phật không những khoa học và công bằng, nó còn tôn vinh trách nhiệm và giá trị con người. Nó thúc đẩy con người luôn hoàn thiện minh, sống đạo đức, có lý trí và theo lẽ phải. Nó nâng cao giá trị con người chứ không hạ thấp giá trị con người. Nó khích lệ con người hành động và tiếng bộ. Nó không dạy con người sống tiêu cực và yếm thế. Thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu được lý giải đúng đắn và mọi người hiểu thấu và thực hành sẽ đem lại bao nhiêu điều tốt đẹp cho xã hội và đất nước chúng ta, trong thiên niên kỷ mới sắp đến này.

Quá khứ đã qua rồi, tương lai lại chưa đến, mọi người chúng ta hãy tỉnh giác và có ý thức sống trong hiện tại từng giờ từng phút nghĩ lành, nói lành, làm lành. Đó chính là nghiệp, là thuyết nghiệp không phải trên bình diện lý thuyết mà là trong thực hành, trong cuộc sống.

Triết gia Mỹ William James sẽ hoàn toàn đúng với tinh thần thuyết nghiệp của đạo Phật, đã nói câu:
"chúng ta đang dệt đời chúng ta bằng một sợi chỉ không thể tháo gỡ ra được"
(Nous tissons notre vie d’um qui ne se défera pas)

Câu nói của Nguyễn Du và William James sẽ hoàn toàn đúng với tinh thần thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu thêm và cái đuôi như sau:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Xin đừng trách lẫn trời gần trời xa."

Thêm cái đuôi: tuy nghiệp đã mang vào thân rồi nhưng vẫn gỡ ra được, nếu chúng ta biết ăn năn sửa lỗi lầm, từ nay tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm, ý luôn luôn trong sạch, hướng thiện. Với câu của William James, chúng ta cũng thêm, chúng ta dệt đời chúng ta với sợi chỉ, không phải không tháo ra được, mà vẫn có thể tháo gỡ và dệt lại được, nếu…(như đoạn trên thêm vào câu của Nguyễn Du).
Và theo lời khuyên của hai vị, chúng ta hãy mang trên thân mình toàn là nghiệp lành, hãy dệt đời chúng ta toàn bằng nghiệp lành, nghiệp thiện, trong mỗi ý nghĩ , lời nói và việc làm hàng ngày. Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta trong mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm hằng ngày. Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta trong cả đời này và đời sau.

(Bài nói chuyện tại câu lạc bộ Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 5 tháng 12 năm1999)

(1)Trần Nhân Tông viết: "Sách dịch là xem chơi, yêu tính sáng, yêu hơn châu báu kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rỗi, trọng chữ hoàng kim". Trần Nhân Tông nói là xem chơi, nghĩa là Ngài không lấy sách Dịch làm chuẩn.

(2)Văn Vương tác Chu Dịch đích bản chỉ nãi giáo nhân dĩ trị loạn, thịnh suy, đắc thất chi lý, hậu nhân dụng dĩ chiêm phệ, thực phi Văn Vương bản ý.


Cập nhật ngày: 01-10-2002
Trình bày: Nhị Tường
http://quangduc.com/thoidai/03somenh.html