Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

SHINJIN [TÍN TÂM]

INAGAKI HISAO - NHẬT NGUYÊN dịch

LỜI MỞ ĐẦU 

Đã có một thời gian dài trong tâm tôi có ý định viết về Shinjin (Tín Tâm) – sự chứng nghiệm chính trong Chân Tông Phật Giáo. Trong khi rất bận rộn trong công việc chuyển dịch các thuật ngữ của Chân Tông và Tự Điển Phật Học, sự thôi thúc để viết về nó đã ngủ yên trong tâm trí nhưng không mai một. Vả lại, nó lại còn mạnh mẽ hơn là để tìm dịp để diễn đạt nó ở một thời điểm nào thích hợp. 

Thời gian ấy cuối cùng đã đến khi một đạo hữu từ Úc Châu, Hòa Thượng John Paraskevopoulos đến Nhật Bản vào mùa thu này (2008) để làm nghiên cứu tại Đại Học Ryukoku [龍谷大学- Long Cốc Đại Học] trong một vài tháng. Mỗi tuần, chúng tôi gặp nhau khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi tham dự khóa họp về dịch thuật tại Trung Tâm Quốc Tế Honganji. Trong khi trao đổi những quan điểm trên nhiều lãnh vực trong Phật Giáo, chúng tôi đã gặp nhau trước ngưỡng cửa của shinjin [tín tâm]. Ngài đã nhắc rằng tôi chưa hề viết gì trong một cuốn sách nói về shinjin [tín tâm], trong khi đã xuất bản những cuốn sách và bài viết nói về hàm ý giáo lý của shinjin [tín tâm]. Trong khi giải thích với ngài về những điểm vi tế và khó khăn trong việc diễn tả thực chất của shinjin [tín tâm], tôi cảm nhận tự trong thâm tâm rằng tôi phải cho sự thúc đẩy tiềm tàng của tôi cơ hội để diễn tả lấy trước khi shinjin [tín tâm] của tôi trở nên phai mờ trong ký ức. 

Trong sự thảo luận về shinjin [tín tâm] bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau trong đời sống tâm linh của chúng ta và những nguyên tắc căn bản của Phật Giáo Đại Thừa, bao gồm bản chất căn bản của chính mình, vấn đề nghiệp báo, sư liên hệ giữa Đức Phật A Di Đà và chính mình, ý nghĩa về sự vãng sanh trong Tịnh Độ, sự liên hệ giữa shinjin [tín tâm] và tri thức căn bản của con người, và sự liên quan giữa shinjin [tín tâm] và Phật Tánh. Vấn đề shinjin không bị giới hạn trong giáo lý của Chân Tông Phật Giáo. Chúng ta không thể nói đến quá nhiều rằng nó hiện hữu trong mọi lãnh vực của đời sống hàng ngày chúng ta. 

Chúng tôi đã giải quyết những vấn đề và phụ đề này qua hình thức thức của những câu hỏi và trả lời, được trình bày trong bài viết này. 

Thật đáng thương rằng có rất nhiều người trong Chân Tông không thể đạt vãng sanh vào Tịnh Độ và thực chứng giác ngộ vì không đạt được shinjin [tín tâm]. Nếu tập sách này giúp họ loại trừ các chướng ngại căn bản để thấu hiểu và mở ra cánh cửa shinjin [tín tâm], thì tôi mới tự cảm thấy thỏa nguyện. 

Cuối cùng, tôi xin nói ra đây sự cảm ơn đối với Hòa Thượng Paraskevopoulos về sự đề nghị giá trị này rằng tôi phải viết về một suốn sách về shinjin [tín tâm] và đã làm phiền ngài trong việc nhuận sắc. Sự biết ơn của tôi cũng gửi đến Hòa Thượng George Gatenby bên Úc, một đạo hữu khác của tôi, đã giúp nhiều đề nghị hữu ích. Có lẽ phải nêu ra đây rằng ngài đã thức tỉnh được shinjin [tín tâm], mươi năm về trước, trong thời gian trao đổi thư từ với tôi trên vấn đề này. Cuối cùng nhưng không thiếu sót, tôi xin gửi lời tri ân đến Tangpeng Yau ở Tân Gia Ba về những góp ý hữu ích của ông. 
Kính cẩn, 
Ngày 4 thánng 11 năm 2008 (sanh nhật thứ 79) 
Takatsuki, Nhật Bản 
Zuio Inagaki Hisao 

SHINJIN [TÍN TÂM] LÀ GÌ? 
Shinjin [tín tâm] (theo ngữ nghĩa là ‘lòng tin’) là một từ ngữ thường dùng một cách tổng quát ở Nhật Bản để diễn tả về “đức tin” đối với đấng thần linh nào, gọi là kami [thần]. Từ ngữ này cũng được dùng rộng rãi cho trời, thượng đế xuất xứ từ ngoại quốc kể cả Chúa Trời, trong Cơ Đốc Giáo. Trong mọi tông phái Phật Giáo, tín đồ phải hướng shinjin [tín tâm] của họ đến Chư Phật, Chư Bồ Tát hay Chư Thánh Chúng. Trong cách thông thường, shinjin [tín tâm] có thể chuyển dịch rất sát với “đức tin” nhưng nó thường để không dịch khi nói đến shinjin [tín tâm] của Chân Tông Phật Giáo. Khi chúng tôi chuẩn bị cho xuất bản The Collected Works of Shinran [Những Trước Tác của Thân Loan] (do Honganji xuất bản năm 1997), chúng tôi đã đồng ý, sau một cuộc thảo luận dài là không chuyển dịch từ ngữ này sang Anh Văn, vì chúng tôi tin rằng, không có một từ ngữ nào trong Anh Văn có thể diễn tả trọn vẹn rõ ràng chữ shinjin [tín tâm]. Chúng tôi hy vọng rằng, người ta sẽ dần dà hiểu ra ý nghĩa của từ ngữ này như trường hợp chữ satori [ngộ] của Thiền Tông. 
Có lẽ cũng nên nói thêm rằng, trong Hoa Văn hiện đại, từ 信心 xinxin [tín tâm] có nghĩa là ‘sự tin tưởng’, như ‘tôi tin tưởng sẽ hoàn tất công việc trước thời hạn’. 

KHÁC BIỆT CĂN BẢN NÀO GIỮA SHINJIN [TÍN TÂM] VÀ ĐỨC TIN? 
Đức tin được đặt trước hai đối tác, người có niềm tin và đối tượng của niềm tin (chủ thể và đối tượng) – trong hoàn cảnh thông thường, người và thánh thần. Trong Chân Tông Phật Giáo, shinjin [tín tâm] không hướng đến một đối tượng nào hoàn toàn tách biệt với tự thể. Trong nhiều trường hợp, người có lòng tin dâng lên lòng kính mến hay cầu nguyện đến thần linh. Khoảng trống hay khoảng cách giữa hai phía không thể nào lấp đầy bằng bất cứ phương tiện nào. Trong Chân Tông, Đức Phật A Di Đà và bạn, trên thực chất là không đối tác. Theo quan điểm của nguyên lý Đại Thừa về tánh không và tánh bất-nhị, không có ai hay không có gì đối lại với Đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà bảo bọc mọi chúng sanh hay mọi sự vật và sự thực chứng này kết cấu thành sự thể nghiệm của shinjin [tín tâm]. 

BẤT CỨ AI CŨNG CÓ THỂ ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM] HAY SAO? 
Phải. Bất cứ ai, già hay trẻ, nam hay nữ, giàu hay nghèo, đều có thể đạt đến shinjin, nếu được hướng dẫn đúng cách. Tầm mức đạo đức của một người không là vấn đề cứu xét. Ngay cả một tên tội phạm tàn ác hay kẻ giết người có thể đạt đến shinjin [tín tâm]. Người chết cũng như người khỏe mạnh có thể đạt đến shinjin [tín tâm]. 

NGƯỜI TỐT KHÔNG DỄ DÀNG ĐẠT ĐẾN SHINJIN HAY SAO? 
Đúng và Không. Đúng, bởi vì người tốt, theo định nghĩa, có ý thức về luật nhân quả và sẵn sàng hơn để tiếp nhận luật về nghiệp lực tối thượng của Đức Phật A Di Đà hơn là người bình thường vì họ hoàn toàn không biết gì về luật này. 

Không, vì người tốt thường hãnh diện về những điều tốt lành của họ, và có thể chậm tiếp nhận rằng điều tốt lành trong họ là kết quả vận hành của Đức Phật A Di Đà và không phải công đức của chính họ. 

NGHE PHẬT PHÁP QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 
Điều bắt buộc nên nghe Phật Pháp trực tiếp từ một vị thầy tốt hay những sách tốt. Nghe nhiều và tăng trưởng kiến thức của mình về Chân Tông Phật Giáo chắn chắn được khuyến khích nhưng cần phải cẩn trọng đừng lệ thuộc quá nhiều vào những kiến giải của mình. Bạn không thể đạt đến shinjin [tín tâm] bằng cách tích lũy những kiến thức về nó, chỉ nghe qua mùi vị của thức ăn ngon không thể nào làm thỏa cơn đói của bạn. Điều cần thiết trong Chân Tông Phật Giáo là ‘nghe thực sự’ hay ‘nghe tường tận’. Nghe Phật Pháp, với tất cả tâm và thân, thì khi đó bạn mới có thể nghe được Tiếng Gọi của Đức Phật A Di Đà qua Danh Hiệu của Ngài. Đó là lúc mà bạn đánh thức shinjin [tín tâm]. 

Ngài Shinran [Thân Loan] dạy: 
“Khó mà nghe giáo pháp kỹ càng; 
Lại khó hơn mà tin và tiếp nhận nó.” 
(Tịnh Độ Kệ Tán) 

CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO QUY ĐỊNH ĐỂ ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Có. Ngài Shinran [Thân Loan] đã quy định tiến trình chuyển cải xuyên qua ba đại nguyện, thứ 19, 20 và 18. Lời nguyện thứ 19 hứa rằng những ai đánh thức Bồ Đề tâm (giác ngộ tâm), làm nhiều thứ công đức lành, và nguyện vãng sanh về Tịnh Độ, sẽ được đón tiếp bởi nhiều thánh chúng ngay khi chết. Theo lời nguyện thứ 20, những ai mà nghe Danh Hiệu của Đức Phật A Di Đà, hướng ý tưởng của họ đến Tịnh Độ, làm nhiều thứ công đức lành và hồi hướng công đức Hồng Danh Niệm Phật đến Tịnh Độ, nguyện vãng sanh về nơi đó, sẽ hoàn thành ước nguyện của họ. Theo quan điểm của Ngài Shinran [Thân Loan] thì những ai dựa theo lời nguyện thứ 19 và 20 sẽ được sanh vào Hóa Tịnh Độ (Transformed Pure Land) sẽ không đạt đến giác ngộ trong một thời gian dài. Khi những hành giả của hai lời nguyện này thay đổi sự nỗ lực của tự-lực và nương vào lời nguyện thứ 18, họ sẽ buông bỏ chính họ cho Tha-Lực. Đây là lúc mà họ đạt đến shinjin [tín tâm]. 

Ba lời nguyện có thể được biểu hiện qua một hình thức tổng quát như sau: (1) Lời nguyện thứ 19 là phương tiện hướng dẫn những hành giả Phật Giáo thông thường, đặc biệt từ Thánh Đạo, đến Tịnh Độ Đạo, bằng cách làm cho họ ước nguyện về Tịnh Độ; (2) Lời nguyện thứ 20 hướng dẫn những hành giả Tịnh Độ chuyên tâm trong việc Niệm Phật; (3) Lời nguyện thứ 18 mang không những Phật Tử Tịnh Độ mà còn cho tất cả chúng sanh vượt qua biên giới tự-lực và trao phó chính họ cho Tha-Lực, qua đó đảm bảo rằng họ đạt đến shinjin [tín tâm]. 

CHÍNH BẢN THÂN NGÀI SHINRAN [THÂN LOAN] CÓ ‘SỰ CHUYỂN CẢI QUA BA LỜI NGUYỆN’? 
Theo quan niệm của tôi, Ngài Shinran [Thân Loan] đã trải qua tiến trình chuyển cải này. Đầu tiên, ngài tham gia pháp tu Thiên Thai Tông ở núi Tỷ Duệ, ngài cho rằng đã có sự tập trung của shammatha [Định] và vipashyana [Minh Sát Tuệ], bao gồm luôn cả pháp kinh hành Niệm Phật. Đây là giai đoạn của lời nguyện thứ 19. Hai là, ngài xuống núi và gắng sức thử 100-ngày nhập thất ở chùa Rokkakudo [六角堂,Lục Giác Đường] ở Kyoto, nơi đó ngài cầu nguyện Đức Quán Thế Âm được thờ ở đó trong khi đó ngài có thể Niệm Phật một cách liên tục. Đây là giai đoạn của lời nguyện thứ 20. Thứ ba, được dẫn dắt bởi nguồn cảm hứng trong mơ ước, ngài đã đến thăm Ngài Honen (Pháp Nhiên) tại nơi ẩn cư ở Kyoto. Nó không làm mất nhiều thời gian trước khi ngài thực chứng Tha-Lực và đạt đến shinjin [tín tâm]. Đây là giai đoạn của lời nguyện thứ 18. 

CHÚNG TÔI CÓ CẦN PHẢI CẢI HÓA QUA BA LỜI NGUYỆN ĐỂ ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM] HAY KHÔNG? 
Không, Có một số người trải qua tiến trình này nhưng nhiều người khác thì không! Bất cứ ai ước nguyện đạt đến shinjin [tín tâm] thì có thể bắt đầu đào sâu vào vấn đề shinjin [tín tâm] chỉ như người ấy đang là. Bạn có thể đi thẳng đến lời nguyện thứ 18 và hoàn toàn tin tưởng trao phó chính mình cho Đức Phật A Di Đà, từ đó mà đạt đến shinjin [tín tâm]. 

Sự quy định thông thường trong Tịnh Độ Tông là người ta trải qua sự cải hóa trong hai hoặc ba đời sống. Chẳng hạn như, trong đời sống thứ nhất, bạn nghe đến Danh Hiệu và bắt đầu chú ý đến Đức Phật A Di Đà; trong đời sống thứ hai, bạn chuyên tâm Niệm Phật; và trong đời sống thứ ba, bạn đạt vãng sanh vào Tịnh Độ xuyên qua sự thực chứng shinjin [tín tâm]. 

TÔI CÓ CẦN PHẢI NIỆM PHẬT ĐỂ ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Cần. Điều bắt buộc cho những ai muốn đạt đến shinjin cần phải Niệm Phật. Niệm Phật có thể niệm một mình hoặc cùng niệm với các đồng đạo. Thậm chí còn quan trọng hơn xướng âm Niệm Phật là ‘chú tâm Niệm Phật’. ‘Chú tâm Niệm Phật’ là hành động của tâm ý hơn là hành động của ngôn từ. Nhớ nghĩ về Đức Phật A Di Đà với sự chú tâm mang bạn đến gần với shinjin [tín tâm]. 

Ngài Shinran [Thân Loan] giải thích: 
“Xướng niệm Danh Hiệu là hành động tối thượng, chân thực tuyệt vời; 
Hành động chân chánh là Niệm Phật; 
Niệm Phật là Nam Mô A Di Đà Phật; 
Nam Mô A Di Đà Phật là chánh niệm”. 
(Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng) 

Trong tiến trình cải hỏa qua ba-lời-nguyện, chú tâm Niệm Phật là pháp thực hành của lời nguyện thứ 20. Thật ra, không có sự phân biệt rõ ràng giữa lời nguyện thứ 20 và 19 về phía của hành giả Niệm Phật. 

Ngài Shiran (Thân Loan) dạy: 
“Những người xướng âm Niệm Phật với tự-lực, dù qua phương cách thiền hoặc không thiền, 
Cầu đến lời nguyện của sự cứu độ trọn vẹn (lời nguyện thứ 20), 
Sẽ tự động, dù không được dạy, 
Trở thành cổng của Chân Như (lời nguyện thứ 18)”. 
(Kệ Tán về Tịnh Độ, 66) 

Ngài cũng dạy: 
Với sự quyết tâm tương đương với người của shinjin [tín tâm], 
Hành giả của tự-lực, trong khi nuôi dưỡng lòng nghi ngờ, 
Sẽ nhận ra lòng nhân từ của Như Lai, 
Nỗ lực nhiều trong việc xướng âm Niệm Phật.” 
(Kệ Tán về Tam Thời Pháp, 66) 

Ý NGHĨA NGUYÊN THỦY CỦA NIỆM PHẬT LÀ GÌ? 
‘Niệm Phật’, sự chú tâm nghĩ đến Phật, một trong ba pháp niệm, cùng với sự chú tâm đến Pháp và Tăng (Niệm Pháp và Niệm Tăng), tạo nên ‘Tam Quy’. Mọi Phật Tử, dù Đại Thừa hay Nguyên Thủy, đều biểu hiện lòng tôn kính suốt đời của họ đối với ba ngôi báu này. 

TỪ NGỮ TIẾNG PHẠN CHO NIỆM PHẬT LÀ GÌ? 
Bản tiếng Phạn A Di Đà Kinh đưa ra hai chữ: ‘buddha-manasikara’ và ‘buddha-anusmriti’. ‘Anusmriti’ hay ‘smriti’ thường được dùng hơn cho chữ ‘niệm’ của ‘niệm pháp’ (sự chú tâm đến Pháp) và ‘niệm tăng’ (sự chú tâm đến Tăng). Điều này chứng tỏ rằng Niệm Phật có gốc từ ‘sự chú tâm đến Phật’. 

Ý NGHĨA CỦA NIỆM PHẬT Ở TRUNG QUỐC LÀ GÌ? 
Ở Trung Quốc, ‘Niệm Phật’ lại có được một chiều hướng ý nghĩa mới. Với sự khai triển về hình tướng của Đức Phật A Di Đà, quán tưởng Đức Phật A Di Đà qua hình tượng hay trong thiền quán, cùng với sự phổ biến của Quán Kinh (Quán Vô Lượng Thọ Kinh), lại trở nên thịnh hành. Trì Danh Niệm Phật, được dùng song hành với sự quán tưởng Đức Phật A Di Đà, được gọi riêng là ‘kanbutsu’ [Khán Phật]. 

TRÌ DANH NIỆM PHẬT TRONG TỊNH ĐỘ QUAN TRONG NHƯ THẾ NÀO? 
Nó được thành lập từ lâu ở Trung Hoa và Nhật Bản rằng lời nguyện thứ 18 hứa hẹn sự vãng sanh vào Tịnh Độ cho những ai trao phó họ cho Đức Phật A Di Đà và gọi Danh Hiệu của ngài ngay đến mười lần. Ngài Shinran [Thân Loan] định nghĩa sự tu hành chân thực này trong Chân Tông như là “Gọi Danh Hiệu của Vô Lượng Quang Như Lai” (Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng, chương 2). Ngài còn giải thích thêm “Gọi Danh Hiệu (Trì Danh) là hành động tối thượng, chân thực tuyệt vời; nó là Niệm Phật và là Nam Mô A Di Đà Phật; nó là chánh niệm”. Niệm Phật trong lời nguyện thứ 19 là sự thực hành như một trong những việc tạo công đức, trong khi đó Niệm Phật trong lời nguyện thứ 20 thì cao hơn những việc tạo công đức bình thường. Còn Niệm Phật trong lời nguyện thứ 18 là hành động tự phát khởi nguyên từ trí tuệ của Đức Phật A Di Đà – là thực tế tối thượng của chân như. 

ĐIỀU KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP NIỆM PHẬT CỦA SHINRAN [THÂN LOAN] VỚI PHÁP NIỆM PHẬT TRUYỀN THỐNG? 
Trước thời Shiran, trì danh Niệm Phật đã được thực hành rộng rãi ở Trung Hoa và Nhật Bản, chính yếu là để tạo công đức. Bên cạnh danh hiệu của Đức Phật A Di Đà, các danh hiệu của Chư Phật và chư Bồ Tát cũng được phổ biến trong việc trì danh. Trong truyền thống Tịnh Độ, pháp Trì Danh Niệm Phật của Ngài Shan Tao [Thiện Đạo] và Honen [Pháp Nhiên] đã trở nên phổ biến. Trong khi được thừa kế hình thức Niệm Phật này, Ngài Shinran [Thân Loan] đã đi một bước xa hơn nữa để nhấn mạnh Danh Hiệu của Đức Phật A Di Đà như đã hứa trong lời nguyện thứ 18. Niệm Danh Hiệu của ngài không phải là mục tiêu cuối cùng trong sự thực hành, mà là sự nhấn mạnh bây giờ là tuyên dương Danh Hiệu mang công đức do đó mọi đức hạnh của Đức Phật A Di Đà có thể được chuyển đến cho người khát nguyện. Shinjin [tín tâm] của một người được thành lập khi người ấy tiếp nhận Danh Hiệu của Đức Phật A Di Đà trong tâm của mình. 

Đối với Ngài Shinran [Thân Loan], trì danh Niệm Phật là để thừa nhận Đức Phật A Di Đà trong sự từ bi cứu độ của ngài. 

CÓ PHẢI ‘OKUNEN’ [ỨC NIỆM] ĐƯỢC DÙNG CHO SHINJIN [TÍN TÂM] HAY KHÔNG? 
Phải, Okunen [ức niệm, chú tâm] được dùng cho shinjin [tín tâm] để làm sáng tỏ ý nghĩa và sự liên tục của nó. Nó được dùng để chỉ toàn bộ cuộc sống từ giây phút đầu tiên của sự đánh thức shinjin [tín tâm] cho đến giai đoạn kế tục liên tiếp shinjin [tín tâm]. Ngài Nagarjuna [Long Thọ] nhận xét, “Nếu một người chú tâm đến Bản Nguyện của Đức Phật A Di Đà, người ấy bước vào trạng thái Định (Certainly Assured State)”. (Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng, Chương 3) 

Ngài Shinran [Thân Loan] giải thích, 
“Chú Tâm tức là chân Nhất Tâm; 
Chân Nhất Tâm tức là đại Hoan Hỷ Tâm; 
Đại Hoan Hỷ Tâm tức là chân Shinjin [Tín Tâm]; 
Chân Shinjin [Tín Tâm] tức là Kim Cang Tâm…” 
(Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng, Chương 3) 

Ngài Shiran [Thân Loan] cũng còn dạy ở phần đầu của Tịnh Độ Kệ Tán: 
“Những ai đạt đến shinjin [tín tâm], chân thật và thành tín, 
Trong khi niệm Danh Hiệu Đức Phật A Di Đà, 
Luôn chú tâm về ngài, 
Với mong ước báo đền tấm lòng từ của ngài”. 

‘NHẤT TÂM’ VÀ ‘BA TÂM’ ĐƯỢC NÊU RA TRONG KINH ĐIỂN. NHƯ VẬY CHÚNG LIÊN HỆ NHƯ THẾ NÀO VỚI SHINJIN [TÍN TÂM]? 

‘Nhất Tâm’ nguyên lai đến từ Tịnh Độ Kệ Tán của Ngài Vasubandhu [Thế Thân], 

“Đấng Thế Tôn, với tấm lòng đơn thuần (đơn thuần tâm), con 
Xin quy y nương tựa Vô Ngại Quang Như Lai ngài 
Chiếu sáng suốt Mười Phương, 
Nguyện vãng sanh trong Cõi An Bình và Cực Lạc”. 

“Đơn Thuần Tâm” tức là “Nhất Tâm”. Đây là shinjin [tín tâm], Kim Cang Tâm, Tha-Lực-Giác-Ngộ-Tâm. 

Ba Tâm là ba phương diện của shinjin [tín tâm] được trình bày trong Lời Nguyện Thứ 18: chân thành, hoan hỷ tin tưởng và ước nguyện vãng sanh. Sau khi giải thích đầy đủ hàm ý của ba tâm, Ngài Shinran [Thân Loan] kết luận rằng chúng ám chỉ cho chân shinjin [tín tâm] không nghi ngờ. (Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng, Chương 3) 

TÔI CÓ CẦN GIỮ GÌN CÁC GIỚI LUẬT? 
Có và không. Có, vì các giới luật được đặt ra do bởi Đức Phật giúp cho con người tăng trưởng hành vi đạo đức và mang lại hạnh phúc cho họ. Bằng cách cố gắng giữ gìn một hay hai giới luật, bạn mới biết là bạn nợ của Đức Phật A Di Đà bao nhiêu khi ngài chuyển đến bạn công đức mà ngài có được bằng cách giữ gìn mọi giới luật. 

Không. Bằng cách cố gắng giữ gìn các giới, bạn có thể dựa vào công đức của hành động đó cho sự cứu độ là của bạn mà không nhận ra công đức vĩ đại của Đức Phật A Di Đà được chuyển giao đến bạn. 

TÔI CÓ CẦN HÀNH THIỀN HAY KHÔNG? 

Có và Không. Có, bởi vì hành thiền vừa phải giúp tạo nên sự tập trung của tâm, nó có thể giúp bạn đạt đến shinjin [tín tâm]. 

Không. Thiền quán thâm sâu, như Thiền, thường dẫn bạn xa rời con đường của Tha-Lực. 

LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC MỘT VỊ THẦY TỐT? 
Trình độ học vấn không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn để xác định câu hỏi này. Cha của tôi, Zuiken, thường nói rằng một vị thầy tốt (zenjishiki – thiện tri thức) là một người uyên bác, đạo đức và đức tin sâu. Trong Chân Tông Phật Giáo, một người thầy tốt là người hướng dẫn bạn đạt đến shinjin [tín tâm]. Hãy cẩn thận nếu người thầy của bạn trông mong vào tiền bạc nơi bạn. Phật Pháp là tài sản chung của mọi chúng sanh. Tất cả nên chia xẻ một cách bình đẳng và tự do. Thiện tri thức có thể chỉ là một hành giả của pháp môn Niệm Phật mà không có căn bản học vấn. Tính chất quan trọng nhất cho một thiện tri thức là họ đã có sự thực chứng về shinjin [tín tâm]. Làm sao một người không có shinjin [tín tâm] lại có thể dẫn dắt người khác đạt đến nó? Nếu bạn chân thành tìm kiếm shinjin [tín tâm], một nhận xét ngẫu nhiên của một câu bé hay một cô gái lên mười có thể đánh thức bạn về nó. 
Ngài Shinran [Thân Loan] có dạy, 
“Rất khó mà gặp được một Đạo Sư tốt; 
Mà cũng rất khó cho vị thầy dạy dỗ cho người ta” 
(Tịnh Độ Kệ Tán, 69) 

SUY XÉT VỀ VIỆC XẤU ÁC CỦA MÌNH THÌ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 
Suy xét về việc xấu ác của bạn cũng quan trọng như nghe Phật Pháp vậy. Trong thực tế, sự vạch trần của Phật Pháp luôn cả sự làm sáng tỏ bản chất tà ác của bạn đã được thành hình từ lâu trong nhiều đời quá khứ. Tất cả việc tốt xấu được làm qua thân, khẩu và ý được tàng trữ trong tiềm thức của bạn – gọi là ‘Alaya’ – có thể được gọi là ‘nghiệp thức’ của bạn. Mầm mống của các nghiệp tốt và xấu chứa trong Alaya được gọi là ‘nghiệp chủng’ [hạt giống nghiệp]. Mỗi người trong chúng ta mang một số lượng lớn hạt giống nghiệp ác. Suy xét về các nghiệp ác của bạn là một bước tiến đến việc loại bỏ chúng. Sự suy xét đưa đến sự ăn năn và sự kiên quyết làm việc tốt lành. 

ĐỊA NGỤC THƯỜNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG KINH ĐIỂN. NHỮNG LOẠI ÁC NGHIỆP NÀO TẠO RA NGUYÊN NHÂN ĐỂ RƠI VÀO ĐỊA NGỤC? 
Năm trọng tội được mô tả trong kinh điển là nguyên nhân để rơi vào địa ngục. Đó là: giết hại cha mình, giết hại mẹ mình, giết hại bậc A La Hán, có ác ý làm tổn thương cơ thể Đức Phật, và phá hoại sự hòa hợp của Chư Tăng. 

Mặc dù bạn đã không phạm vào những trọng tội đó, bạn sẽ nhận ra, trong tiến trình suy xét, rằng bạn đã phạm quá nhiều trọng tội trong quá khứ. Sư tích lũy nhiều ác nghiệp trong nhiều đời nhiều kiếp sẽ gây cho bạn rơi vào địa ngục hay, như lời nói Ngài Shinran [Thân Loan] được trích từ Tannisho [Thán Dị Sao] (chương 2), “Vì tôi không có khả năng với bất kỳ sự tu hành nào, địa ngục chắc chắn thế nào cũng là chỗ ở của tôi”. 

ĐỊA NGỤC TRONG PHẬT GIÁO CÓ GIỐNG ĐỊA NGỤC CỦA CƠ ĐỐC GIÁO KHÔNG? 
Rơi vào địa ngục và chịu không biết bao nhiêu nỗi thống khổ trong một thời gian dài là kết quả của những việc làm ác đã phạm phải trong kiếp sống trước. Địa ngục là một trong những trạng thái trải qua trong vòng sanh tử luân hồi phát sinh ra bởi nghiệp của con người. Khi quả báo của nghiệp người ấy cạn kiệt, người ấy sẽ được giải thoát khỏi địa ngục và được sanh vào các cõi khác trong luân hồi. Trong Phật Giáo, không có sự ‘diệt vong vĩnh viễn’. 

LÀM VIỆC TỐT TẠO NGHIỆP LÀNH, ĐƯA ĐẾN VIỆC VÃNG SINH VÀO TỊNH ĐỘ HAY KHÔNG? 
Như đã được hứa trong lời nguyện thứ 19, các công đức lành khác nhau, dù thiền định hay không thiền định, đều có thể trở thành nhân để vãng sanh vào Tịnh Độ. 

Theo định nghĩa, hành vi tốt lành là những gì đưa đến sự lợi lạc cho cả mình và cho người khác. Trong Tịnh Độ Phật Giáo, những hành vi mà trọng tâm nhắm đến Đức Phật A Di Đà, Chư Bồ Tát, và Tịnh Độ đưa đến nhiều công đức hơn những hành vi thông thường. 

Sự khác biệt giữa đạo đức thông thường và sự tu hành Tịnh Độ là phần trước thì yếu kém mà không có hiệu quả lắm, trong khi đó phần sau lại mạnh mẽ hơn mà mang lại hiệu quả lâu dài, đưa đến sự vãng sanh vào Tịnh Độ. 

CÓ SỰ KHÁC BIỆT PHẨM CHẤT GÌ GIỮA HÀNH VI TỐT LÀNH THÔNG THƯỜNG VÀ TU HÀNH TỊNH ĐỘ? 

Phật Giáo Đại Thừa phân biệt hai loại nghiệp, ô nhiễm và không ô nhiễm. Hành vi đạo đức tốt lành mà người bình thường có thể làm bị ô nhiễm bởi ngã-chấp và mang lại, tốt nhất, phần thưởng là một trạng thái an lạc trong cõi trời sau khi chết. 

Nghiệp không nhiễm ô (anasrava) và thuần tịnh, được trao cho, hoặc từ Đức Phật hoặc sanh khởi từ trí tuệ thuần khiết. Vì shinjin [tín tâm] là trí tuệ thuần khiết của Phật, người mà đạt đến shinjin [tín tâm] thì tất cả các nghiệp ô nhiễm đều sẽ được thanh lọc. 

LÚC NÀO TÔI CÓ THỂ BIẾT CHÍNH XÁC LÀ ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Không cần thiết. Một số người khẳng định, một cách sai lầm rằng, bạn cần phải biết chính xác giây phút đạt đến shinjin [tín tâm] – ngay đến ngày, giờ và phút. Đạt đến shinjin [tín tâm] là một quá trình tiến triển. Nó không phải là sự kết thúc nhiệm vụ Phật Giáo của chúng ta. Ghi nhớ chính xác sự đạt thành shinjin [tín tâm] là một chấp trước, nếu không hoàn toàn là sai lầm. Tuy nhiên, thông thường, bạn có thể nhớ thời gian mà bạn đạt đến shinjin [tín tâm]. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC KHI NÀO ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Chúng ta ghi nhận rằng thông qua việc thực hiện lời nguyện thứ 18 rằng, “người ta đạt đến shinjin với sự hoan hỷ”. Ngài Shinran giải thích trong Kyogyoshinsho [Giáo Hành Tín Chứng] (chương 3), “chân Nhất Tâm tức là đại Hoan Hỷ Tâm. Đại Hoan Hỷ Tâm tức là chân shinjin [tín tâm]”. Ngài còn dạy, “những ai với tâm tạp niệm không đạt đến đại hoan hỷ tâm”. Đại hoan hỷ tâm không phải là một niềm vui bình thường phát sanh từ sự tiếp xúc với người nào vui hay điều gì vui. Niềm hoan hỷ của shinjin [tín tâm] là một niềm vui tràn trề dâng lên từ tận đáy lòng của chúng ta. Đây là niềm vui sanh khởi từ sự tiếp xúc với Đức Phật hay Chân Như. Vì vậy nó được mô tả là ‘tịnh tâm’. Nó tương tự như niềm vui có mặt trong sự chứng ngộ trong Thiền. Trong sự thực chứng thực sự của shinjin [tín tâm], niềm vui tuyệt vời (đại hoan hỷ) kéo dài trong vài ngày hay vài tuần. Rồi niềm vui lắng dần và tâm của bạn trở nên yên tịnh. Nhưng một khi chúng ta nhớ đến lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà, chúng ta lại được tràn lấp với cùng một niềm vui. 

CÓ TỪ NGỮ PHẠN CHO SHINJIN [TÍN TÂM] KHÔNG? 
Có. ‘Prasada’ hay ‘prasanna-citta’ ứng với shinjin [tín tâm]. Chúng được dùng cho đức tin trong Phật Pháp. Nó cũng được dịch là ‘đức tin thuần khiết’. Theo sự phân loại về giá trị đạo đức, shinjin [tín tâm] và chữ tương đương tiếng Phạn của nó là tốt và lợi ích. Chúng đối lại với ‘hoài nghi’, là một trạng thái bất lợi của tâm. 

SHINJIN [TÍN TÂM] LIÊN HỆ NHƯ THẾ NÀO VỚI ALAYA VÀ PHẬT TÁNH? 
Shinjin [tín tâm] là tâm thuần khiết và không ô nhiễm, trong khi đó Alaya là một tri thức về hiện tượng, nó chứa cả các nhân tử tốt và xấu của một cá nhân. Vì vậy, Alaya không thể chứa shinjin [tín tâm] như nó là. Tuy nhiên, Phật Tánh thì lại khác. Shinjin [tín tâm] là tâm thức của Đức Phật A Di Đà và vì vậy nó giống như Phật Tánh. Nó phải được thêm vào, tuy nhiên, miễn là người ấy sống, Alaya của người ấy tiếp tục hiện hữu và tiêu thụ năng lượng cho sự sanh tồn của người ấy. Khi một người trở thành một vị Phật, cái tên ‘Alaya’ không thể nào được dùng nữa. Nó trở thành cái ‘gương vĩ đại’ trí tuệ. 

Ngài Shinran [Thân Loan] dạy: 
“Những người hoan hỷ trong shinjin [tín tâm], 
Bình đẳng với Như Lai, vì vậy nó được ghi. 
Shinjin [tín tâm] vĩ đại tức là Phật Tánh; 
Phật Tánh tức là Như Lai”. 
(Tịnh Độ Kệ Tán, 94) 

VIỆC GÌ XẢY RA ĐẾN NGHIỆP CỦA TÔI KHI TÔI ĐẠT ĐẾN SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Tất cả các nghiệp của bạn mà bạn mang suốt từ vô lượng kiếp trước sẽ tan biến ngay cái lúc đánh thức shinjin [tín tâm] và bạn sẽ được tràn đầy với nghiệp thuần khiết của Đức Phật A Di Đà. Tuy nhiên, khi bạn trở về với đời sống hàng ngày của bạn, bạn sẽ nhận ra rằng mình hãy còn là một phàm phu đầy dục vọng xấu xa. Phải đến khi kết thúc cuộc đời của bạn, bạn vẫn là một phàm phu, nhưng điều khác biệt giữa bạn với người khác là tất cả các nghiệp của bạn, dù tốt hay xấu, đã được ‘chế biến’ và không thể còn ảnh hưởng gì đến tiến trình nghiệp của bạn sau khi chết. 

PHẦN NÀO TRONG TRI THỨC CỦA TÔI ĐỂ NHẬN VÀ GIỮ SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Tôi đã làm rõ ràng rằng Alaya là một tri thức của cá nhân và rằng nó chứa mọi hạt giống nghiệp của người ấy. Tuy nhiên, shinjin [tín tâm] không phải là sở hữu của cá nhân. Bên cạnh đó, shinjin [tín tâm] là trí tuệ thuần khiết chứa mọi công đức thuần khiết của Đức Phật A Di Đà. 

Khi bạn đã đạt đến shinjin [tín tâm], nó không trở thành là của bạn. Thay vào đó, bạn lại trở thành một phần trong sự sanh hoạt vĩnh cửu của Đức Phật A Di Đà. 

ĐIỀU GÌ XẢY RA CHO TÔI NỀU TÔI CHẾT MÀ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC SHINJIN [TÍN TÂM]? 
Nếu bạn chết mà không đạt được shinjin [tín tâm] nhưng đã có sự hành trì tu tập Tịnh Độ, nhất là Niệm Phật, bạn có thể đi đến Hóa Tịnh Độ theo như lời nguyện thứ 20. Nếu bạn đã hành trì nhiều pháp tu Phật Giáo và ước nguyện vãng sanh về Tịnh Độ bằng cách chuyển các công đức tu tập hồi hướng đến Tịnh Độ, bạn sẽ được sanh vào Hóa Tịnh Độ theo như lời nguyện thứ 19. Người Phật Tử Chân Tông bình thường đôi khi Niệm Phật, tụng kinh và tham dự những buổi thuyết Pháp sẽ hoặc là đi đến Hóa Tịnh Độ hoặc là tiếp tục sanh tử trong luân hồi dưới sự ảnh hưởng theo nghiệp của họ. Những Phật Tử Chân Tông như vậy hiếm khi đạt được vãng sanh vào Tịnh Độ. 

Trong nhiều kiếp sống tới đây, mọi Phật Tử Chân Tông cuối cùng rồi sẽ đạt đến shinjin [tín tâm] và được vãng sanh trong Tịnh Độ. Một hạt giống nghe Danh Hiệu dù chỉ một lần, sẽ tăng lên nhiều lần và sanh khởi shinjin [tín tâm]. 

SHINJIN [TÍN TÂM] MANG LẠI SỰ THAY ĐỔI NÀO CHO THÂN VÀ TÂM CỦA TÔI? 

Shinjin [tín tâm] mang lại sự thay đổi hoàn toàn trong cơ sở hiện hữu (ashraya-paravritti) và quan điểm đạo đức của bạn. Bạn sẽ hết còn là cái ngã ‘cũ kỷ’ và tiêu chuẩn tốt lành và xấu ác sẽ được biến đổi. Mục tiêu trong đời sống của bạn, dù tìm kiếm địa vị cao hơn trong xã hội hay làm ra nhiều tiền, sẽ bị ảnh hưởng bởi những lý tưởng Phật Giáo; bạn sẽ được sanh lại thành một con người mới. 

Trong đời sống thực sự của bạn, tâm của bạn sẽ trở nên an ổn và thỏa mãn. Nếu tâm bạn an bình, bạn sẽ gìn giữ kỹ lưỡng trong mọi hành vi của bạn và thân mật và thông cảm với kẻ khác. Cho dù những dục vọng xấu xa của bạn vẫn tiếp tục hiện hữu, chúng giống như hoa đã cắt cành, chúng không còn tạo ra quả. 

CÁC HƯỜNG DẪN MỚI CHO HÀNH VI CỦA TÔI LÀ GÌ? 
Bạn sẽ được hướng dẫn bằng “nguyên tắc tự nhiên” (jinen-honi), nó vượt ra ngoài khuôn khổ hay quy ước đạo đức. Nghiệp của Đức Phật A Di Đà bây giờ là cơ sở cho sự hiện hữu và hành vi của bạn – nó nắm giữ mọi ảnh hưởng lên tâm trí và thân xác của bạn. Mặc dù vô hình, nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà được sanh khởi từ Bản Nguyện của ngài, bây giờ duy trì những hành vi nơi thân và tâm của bạn. Nếu bạn suy nghĩ và hành động phù hợp với Bản Nguyện, bạn có thể sống một cuộc sống tự nhiên. Một cảnh báo, mặc dù nhiều người có ý tưởng sai lầm về điều này và sống theo sự thôi thúc tự nhiên của họ (bonno [phiền não]). Những bonno [phiền não] chưa chế biến thì lại tai hại. 

LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ TUÂN THEO LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN? 

Giữ như bạn đang có, đầy dục vọng xấu xa và đầu óc đen tối. Không ích gì mà cố gắng loại trừ chúng với trí tuệ và năng lực giới hạn của bạn. Đức Phật A Di Đà bảo bọc bạn như bạn hiện là. Một nhận thức thâm sâu của sự kiện tâm linh này mang bạn dưới sự che chở bởi nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà. Để mọi thứ - thân và tâm - cho Đức Phật A Di Đà. 

CÓ “MƯỜI ĐIỀU LỢI” GÌ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN TẠI ĐI KÈM VỚI SHINJIN [T1IN TÂM]? 

Ngài Shinran [Thân Loan] sẽ nói, “Có”. Vậy “mười điều lợi” gì? Đó là: (1) được gia hộ bởi chư thân linh vô hình; (2) đạt đến đức hạnh cao thượng; (3) tất cả mọi tệ nạn đều trở thành tốt lành; (4) được gia hộ bởi tất cả Chư Phật; (5) khen ngợi bởi tất cả Chư Phật; (6) luôn được gia hộ bởi ánh sáng tâm linh của Đức Phật A Di Đà; (7) được nhiều hoan hỷ trong tâm trí; (8) nhận mang nợ đối với Đức Phật và nguyện báo đền ơn ấy; (9) luôn thực hành hạnh đại từ bi, cụ thể là, Niệm Phật và; (10) đạt đến hàng bất thối chuyển. (Kyogyoshinsho – Giáo Hành Tín Chứng, Chương 3) 

Nếu bạn đạt đến shinjin [tín tâm], bạn sẽ chấp nhận sự hiện hữu của Chư Phật, Chư Bồ Tát và Thánh Chúng, dù vô hình, họ sẽ gia hộ bạn (1,4,6). Bạn sẽ đương nhiên ước nguyện đền đáp Đức Phật A Di Đà về sự cứu độ từ bi của ngài (8). Bạn sẽ cố gắng tham dự vào các sanh hoạt vị tha, luôn cả việc chuyển giao shinjin [tín tâm] đến với họ (9). Không cần phải nói, sự đạt đến shinjin [tín tâm] hứa hẹn vãnh sanh về Tịnh Độ và thực chứng giác ngộ (10). Bởi vì bạn đã tiếp nhận Danh Hiệu của đạo hạnh tối thượng, bạn sẽ có niềm cực lạc trong tâm và tư tưởng xấu xa của bạn sẽ tan biến (2,3,7). Niệm Danh Hiệu là một sự bảo đảm rằng tất cả Chư Phật tôn xưng Đức Phật A Di Đà và khen ngợi những ai niệm Danh Hiệu (5).

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

http://www.chuadieuphap.us/phat_hoc/Shinjin_tintam_nhatnguyen.asp