Lễ hội văn hóa Thiền Trà được tổ chức tại chùa Tanzhe có bề dày lịch sử 1.700 năm tuổi vừa mới bế mạc vào thứ hai vừa qua. Lễ hội kéo dài hai tháng đã thu hút một lượng du khách rất lớn đến tham dự và mục đích giới thiệu cho mọi người hiểu được giá trị của văn hóa Thiền Trà đã có tồn tại ở Trung Quốc hơn 1000 năm.
Liu Junxian, một chuyên gia văn hóa trà giải thích: “Thiền trà là một nghi thức tao nhã và đồng thời cũng là diệu thú ngộ Thiền của Phật Giáo.”
Phong khí uống trà là một phần lịch sử của chùa Tanzhe, bắt đầu từ thời Đông Tấn (265-316) khi chùa vừa mới được thành lập. Lúc đó những vị tăng sĩ hái trà trên những ngọn núi sau chùa, phơi khô và sử dụng làm thức uống hằng ngày. Việc uống trà đã chứng minh nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và giúp Thiền sư tập trung hiệu quả trong quá trình tu tập, vì vậy dần dần nghi thức uống trà đã trở thành một phần trong đời sống sinh hoạt của chùa chiền.
Lịch sử của việc uống trà ở chùa Tanzhe đã cho thấy được rằng những thiền sư và những vị trưởng lão có một sự kết nối gắn bó giữa Thiền và trà, từ đó định hình nên một văn hóa Thiền trà của chùa Tanzhe.


Theo những yếu chỉ của Thiền tông, ngộ thiền chỉ có được khi hành giả thật sự bừng tỉnh, để có được trạng thái chứng đắc hành giả phải thực hành thiền quán lâu dài của chính bản thân mình. Cảm giác thưởng thức trà ban đầu có vị hơi đắng, nhưng đuôi ngọt thanh, nó hoàn toàn giống như một công đoạn của Thiền hay cuộc đời có chút đắng ở lúc đầu nhưng dần dần sẽ ngọt hơn sau những cố gắng và phụng hiến.
Để giới thiệu sự gắn kết giữa Thiền và Trà, chùa Tanzhe đã tái hiện phong thái uống trà trong đời sống tu học của sơn môn, đồng thời cũng là một nét đẹp của văn hóa truyền thống mà thiên nhiên đã ban tặng. Nghệ thuật uống trà ngày nay là một phần không thể thiếu trong chốn thiền môn.
Văn hóa Thiền Trà ở chùa Tanzhe đã trở thành một văn hóa và phổ cập trong dân gian và có thể nói rằng sự phát triển của văn hóa Trà và Phật Giáo đã hòa quyện trong lịch sử Trung Quốc.
Thiền sư Jinghui ở chùa Bailin thuộc tỉnh Hebei giải thích: “Tinh túy của văn hóa Thiền Trà có thể tóm lược trong 4 chữ “cao thượng, thành thật, hài hòa và tao nhã” và chức năng của văn hóa Thiền Trà là “lòng biết ơn, vị tha, chia sẻ với mọi người và bè bạn”, tất cả đều hợp ý với tinh thần của Thiền. Đó là lí do tại sao Thiền và Trà gắn bó mật thiết với nhau và cống hiến cho con người một món quà vô giá giữa thiền nhiên và tâm thức con người.”
Nguồn :http://www.buddhistchennel.tv
http://tradao.net/2009/11/06/van-hoa-thien-tra/