Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | PHÁP THOẠI ĐẦU XUÂN


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

PHÁP THOẠI ĐẦU XUÂN

Mỗi độ xuân về, Phật tử chúng ta thường làm lễ Cầu an. Cầu an là mong cho mọi việc trong một năm được bình an, như ý.
Theo tục lệ Việt Nam, hằng năm vào đúng giữa đêm của ngày cuối tháng chạp AL, đầu ngày mồng một năm mới, tất cả chúng ta đều cử hành lễ Giao thừa. Theo tục lệ thế gian tin rằng, lễ Giao thừa là Ngọc Hoàng Thượng Đế mỗi năm có sai một vị thần thị sát. Vị thần năm này mãn nhiệm kỳ thì qua năm mới giao cho vị thần khác. Một bên thì giao, một bên thì thừa (nhận), cho nên gọi là Giao Thừa.
Phật tử chúng ta trong phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam cũng làm lễ Giao thừa. Đồng thời, trong những giờ phút đó, chúng ta cũng làm lễ kỷ niệm vía của một đức Phật đương lai. Đó là ngày đản sanh của đức Phật Di-lặc. Hễ nói đến đức Phật, thì tất cả chư Phật đều có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Ví dụ như đức Phật Thích-ca, đức Phật Di-đà, đức Phật Dược sư hay đức Phật Di-lặc đều có tướng hảo quang minh, trí tuệ viên mãn và từ bi vô lương giống nhau.
Nhưng ở đây, tại sao chúng ta thấy đức Phật Di-lặc lại không có hình tướng đó? Ngài là một vị Phật có bụng lớn, miệng luôn luôn cười, xung quanh có trẻ con chọc nách, xoi tai, móc mũi... như thế có ý nghĩa gì? Chúng ta được biết đức Di-lặc là một vị Phật sẽ thay thế đức Thích-ca giáng sinh trong thế giới Ta-bà, để hóa độ chúng sinh vào một kiếp sau này. Tượng đức Di-lặc mà chúng ta thường chiêm ngưỡng trong các chùa thì hiện Ngài chỉ mới là một vị Bồ-tát bổ xứ; nghĩa là một vị Bồ-tát sắp sửa làm Phật, một vị Phật đương lai; cũng như đức Thích-ca là vị Phật hiện tại, Phật Di-đà là vị quá khứ. Chúng ta thờ tượng đức Di-lặc với bụng lớn, miệng cười là thờ hóa thân đức Di-lặc. Tương truyền kể rằng: Đời trước Ngài hóa thân làm một vị Hòa thượng ở Trung Quốc có tên là Thế Thử. Nhưng tên Thế Thử ấy, thiên hạ ít biết. Thông thường mọi người chỉ biết Ngài với tên là "Bố Đại Hòa thượng", bởi vì Ngài thường mang một đãy vải rất lớn, đi nơi này đến nơi khác, ai cho thứ gì Ngài đếu bỏ hết vào trong đãy đó. Khi đầy đãy rồi, Ngài thường đến chỗ có cây im bóng mát, quy tụ trẻ con lại, dạy bảo điều hay lẽ phải cho chúng nó nghe và sau đó chia những thức ăn mà Ngài vừa xin được cho chúng.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

"Cha nghiêm, mẹ từ, con hiếu" là ba đức tánh để xây dựng một gia đình hạnh phúc theo phong tục tập quán của người Việt nam. Quê hương chúng ta có truyền thống giữ gìn nếp sống gia đình đầm ấm từ đời nọ đến đời kia chính là nhờ ba yếu tố đó. Khi nếp sống gia đình được bảo trì và vun đắp thì đạo đức xã hội cũng được bảo đảm và tôn trọng, từ đó mới có sự đoàn kết và đó cũng là một trong những yếu tố tinh thần yêu nước bền chắc từ xưa tới nay.
Trong xã hội Việt nam, vai trò đầu đàng trong gia đình chính là người cha. Vậy vai trò đó cụ thể phải thể hiện như thế nào? Trước hết là bậc làm cha phải nghiêm.
1. Cha nghiêm: là người cha có một đời sống gương mẫu, có tâm hồn cao thượng, không đam mê cờ bạc, rượu chè, sắc dục, lo làm ăn sinh sống với mọi người nhưng không giao du với bạn ác. Khi các bậc làm cha tránh bốn điều ác trên và luôn luôn toàn tâm toàn ý lo lắng để xây dựng gia đình và dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn thì người cha ấy là một tấm gương sáng cho con noi theo. Đó là một người cha có công ơn sâu dày đối với con cháu.
2. Mẹ từ: là người mẹ có tấm lòng thương con. Đây là đức tính thiêng liêng và là một tình thương cao quý không có bến bờ. Bà mẹ thương con từ khi con còn ở trong bụng, bao giờ bà cũng nghĩ rằng con ta chính là xương của mình, thịt của mình, máu của mình - họ luôn luôn ý thức rằng: giữa con và mình là một. Chính vì thế mà khi con đau là mẹ đau, khi con lành thì mẹ lành, khi con vui thì mẹ vui, khi con khổ thì mẹ khổ. Vì vậy mà chúng ta có thể nói: mở đầu cuộc đời người con chính là mẹ, là cha, là một tình thương lai láng không thể diễn tả hết. Nên tục ngữ của chúng ta có câu:

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

THỨC BIẾN | NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT


THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT

Tu có nghĩa là sửa. Tu rất khó, khó nhất là tu tại gia, cho nên có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Ở chùa có nhiều thiện duyên nên tương đối dễ tu. ở chợ lại khó tu hơn một chút vì phải giữ lòng ngay thẳng, không gian manh lường cân tráo đấu; ở nhà lại khó hơn nữa vì bạn ác rủ rê làm ta dễ bị sa đoạ.
Quy y Tam Bảo
Muốn tu tại gia trước tiên ta phải "quy y Tam Bảo", và khi ta quy y Tam Bảo thì vấn đề lễ bái đối với ta rất quan trọng. điều thứ nhất trong hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ tát là: "Nhất giả lễ kính chư Phật".
Có một lần ở thành Vương xá, đức Thế Tôn thấy con gia chủ là Thi-Ca-la-việt (Thiện Sanh) sáng nào cũng hướng 6 phương để đảnh lễ trong lúc đầu tóc áo quần đang còn ướt sũng. đức Thế Tôn hỏi Thi-Ca-la-việt lễ lạy như thế để làm gì? Thì y thưa rằng lễ lạy như vậy là chỉ để làm theo lời cha dặn trước lúc lâm chung. 
Chúng ta đôi khi cũng lễ lạy như vậy, lễ lạy theo thói quen khi bước chân vào chùa, lễ lạy khi nghe tiếng chuông, nhưng chúng ta cũng không ý thức lễ lạy để làm gì, và vì sao phải phải lễ lạy? Hoặc giả chúng ta lễ lạy để cầu xin mua may bán đắt, cầu xin cho con cái thi đậu, cầu xin sức khỏe khi có người thân lâm bệnh. Chúng ta thường chỉ biết lễ lạy với tâm nguyện cầu như thế. Chúng ta đã quên mục đích cao cả khi chúng ta đã "quy y Tam Bảo"là chúng ta phải học đạo của đức Phật, hành đạo như đức Phật, mục đích là xoay đời sống hung ác của ta thành đời sống từ bi, xoay xấu xa trở thành tốt đẹp. Chúng ta thường hay bạ đâu tính đó, ham kinh doanh, ham làm tiền, ham danh vọng, nên đời sống của chúng ta do đó không an lạc, chúng ta không được giải thoát. Khi một đệ tử đến cầu xin đức Phật giải thoát cho y khỏi bao đau khổ, phiền não, thì đức Phật hỏi y: Ai ràng buộc ngươi? Ai không cho ngươi được giải thoát?
Quy y Tam Bảo là nương theo Tam Bảo để làm như đức Phật, để tu như đức Phật cho đến khi được chánh đẳng chánh giác. Cho nên, khi chúng ta đã quy y Tam Bảo thì chúng ta không lạy gốc cây, không lạy bờ sông, không cúng ông Táo. Nếu chúng ta vẫn làm như vậy tức là chúng ta đã quên rằng chúng ta đã quy y Tam Bảo. Như vậy, chẳng khác nào anh làm ruộng gieo giống ngoài đồng rồi bỏ đó, không chăm sóc, không tưới bón, không vun quén, nếu chúng ta quy y Tam Bảo mà chúng ta không tu, không học đạo, không làm theo đạo Phật. Nếu chúng ta nhận định sai thì một ngày kia chúng ta phải thối tâm và sa đoạ. đức Phật dạy một bài học cho chúng ta là: của cải không đem lại chân hạnh phúc. đức Phật một hôm ngồi trên một đám cỏ ướt mà không lạnh, không thấy khổ, vì nguyên nhân gây khổ đức Phật đã dứt từ lâu, nên đức Phật vẫn an nhiên tự tại, đức Phật bảo rằng: nằm trong nệm ấm chăn êm mà lòng tham, sân, si không dứt, luôn luôn lo sợ mất của thì vẫn đau khổ như thường.