Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Khỏe với “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”

Tại VN, việc tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe có nhiều phương pháp tập khác nhau, trong đó bài dưỡng sinh hiện đại do giáo sư - bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nghiên cứu, sáng lập và giảng dạy được nhiều người áp dụng.


Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Thở bằng bụng cho thêm sức khoẻ

Việc thở bụng theo 4 nguyên tắc: sâu, đều, chậm rãi, êm dịu có tác dụng phục hồi sức khỏe rất kỳ diệu. Cách thở này chẳng những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp điều hòa các rối loạn của tạng phủ.


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thiền : Phương thuốc trị bệnh

Tác giả Hồng Quang


Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ.  Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

ĂN CHAY SẼ THÔNG MINH HƠN

Bạn có biết rằng các nhà khoa học, triết học, nhà phát minh như Albert Einstein, Plato, Aristotle, Socrates, Khổng Tử, Isaac Newton,và Thomas Edison đều là những người ăn chay?


Điều này là nguyên nhân khiến các nhà nghiên cứu cố gắng tìm ra nguyên nhân về mối quan hệ giữa sự thông minh và xu hướng tiêu thụ thực phẩm không phải là thịt. 

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Âm nhạc và sức khỏe

Không chỉ vực dậy tinh thần uể oải, những giai điệu, ca từ êm đềm còn giúp ăn ngon miệng, bệnh mau lành... Bất kỳ ai cũng có thể tự kiểm chứng tác động tích cực, hoặc tiêu cực, của âm nhạc lên sức khỏe và tinh thần.

Bạn có thể nhắm nghiềm mắt, lắc lư và... bay bổng theo một giai điệu êm ái. Nhưng bạn cũng có thể nổi khùng vì giọng karaoke như... đấm vào tai của cô hàng xóm.

Âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến tinh thần

Âm nhạc tác động đến người nghe theo ba mũi: giai điệu, ca từ, tần số.

Lời ca sâu lắng, thâm thúy có thể khiến ai đó phải vỗ đùi đánh đét, trở nên phấn chấn và hướng thiện. Ngược lại, những ca từ nhạt nhẽo, thiếu chất xám làm thính giả ngao ngán thở dài.

Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy thuộc lứa tuổi, trình độ (một chú bé tuổi ô mai lĩnh hội âm nhạc khác xa với một thính giả U50). Giai điệu chính là "át chủ bài" của âm nhạc. Giai điệu vui tươi, hùng tráng chí ít cũng tương đương với một tác cà phê đậm, đủ giúp người nghe xóa đi những mệt mỏi, căng thẳng.

Đôi khi, nó mãnh liệt như một liều thuốc hồi sinh. Ở thái cực khác, âm sắc não tình, vàng vọt dễ dàng làm trầm trọng thêm suy nghĩ yếm thế, chán đời. Từng có chững ca khúc trở thành kẻ "ngộ sát" khi gây ra hàng lọat vụ tự tử chỉ vì vô tình "đổ dầu vào lửa".

Âm nhạc thực chất là một dạng âm thanh, trong đó có cả tiếng ồn. Vì thế, việc điều chỉnh volume hoàn toàn có thể biến bản Sonata ánh trăng êm đềm thành... một tràng tiểu lên chát chúa.

Nếu ai đó có ý định giao nhạc Trịnh cho một ban nhạc pop rock chơi thì chắc không ai dám thưởng thức với mục đích tìm sự tĩnh lặng cả.

Lợi ích mà các giai điệu mang lại cho sức khỏe

Từ lâu, người ta đã nhận ra âm nhạc ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của sức khỏe. Thậm chí, nó được xem như âm nhạc liệu pháp. Nhiều bằng chứng cho thấy cơ thể là một "fan" nhiệt thành của âm nhạc, từ hệ thần kinh, tuần hoàn, tim mạch, nội tiết, miễn dịch đến cả vấn đề sinh sản và sinh dục.

Nhiều bệnh nhân cao huyết áp chính nhờ Nam Cao hay Từ Linh- Đoàn Chuẩn mà hạ được số đo áp huyết của mình, hoàn toàn không cần dùng thuốc. Vết thương hậu phẫu sẽ chóng lành hơn nếu người ta trang bị thêm một chiếc loa phát nhạc thính phòng trong phòng hồi sức.

Đứa trẻ thưởng thức lời ru ngọt ngào của mẹ từ khi chưa sinh ra được cho là sau này sẽ thừa hưởng thể chất thông minh và tính khí hòa nhã...

Chi tiết hơn, người ta dễ dàng phát hiện trong máu những người thích phiêu diễn với âm nhạc một lượng lớn hormone hoặc chất dẫn truyền thần kinh, như: adrenalin, cathecolamin, endorphin, cortisol... Tùy từng loại sẽ tạo ra các trạng thái hưng phấn, yêu đời, đau buồn, thất vọng... Nhiều người cho rằng âm nhạc còn có tác dụng "tẩm quất" giúp thư giãn cơ bắp, lưu thông máu huyết.

Hệ tiêu hóa cũng là "thính giả" của giai điệu. Dịch vị, dịch tụy, dịch mật tiết ra nhiều, giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu.

Hãy làm bạn với thể loại nhạc phù hợp

Nhưng như mọi thứ khác, âm nhạc cũng có mặt trái. Rõ ràng, chỉ những giai điệu êm ái, vừa phải mới là món quà tinh thần và sức khỏe. Trái lại, loại nhau chát chúa, gào thét chẳng hứa hẹn gì nhiều cho người nghe.

Hiện tượng nghễnh ngãng ngày càng tăng ở giới trẻ thích nghe loại nhạc kích động, rộn ràng hoặc do bất ly thân với chiếc headphone. Không ít trận đua xe kinh hoàng, đánh nhau chí tử trên đường phố đều lấy ngòi nổ từ thuốc lắc, loa thùng dập hết cỡ mà ra...

Cuộc sống bận rộn tước mất của chúng ta thời gian thưởng thức âm nhạc. Đây là một thiệt thòi lớn cho cả tinh thần và sức khỏe. Nên cố gắng "phục hưng" thú giải trí này. Có thể sau đó, bạn sẽ nhận ra cuộc đời thật ra thi vị và bình an hơn ta tưởng.

Theo BS.Đỗ Minh Tuấn
TGVH
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Tác dụng của âm nhạc lên cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu, ít nhất có hai cách để lời ca điệu nhạc đi vào lòng người nghe:

Tác dụng lôi cuốn, hòa hợp, đi vào tiềm thức con người. Khi bước vào một căn phòng có âm nhạc, thì bao nhiêu ưu tư chợt như dừng lại và cơ thể như hòa với điệu nhạc, toàn thân như nhún nhảy theo nhịp đàn, miệng âm ư theo lời hát.

Làm lạc hướng khiến ta không để ý tới hoàn cảnh hoặc cảm xúc đau đớn, không vui, không ham muốn.

Giáo sư âm nhạc Arthur Harvey, Đại học Hawaii, cho biết não bộ có bốn cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:

- Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.

- Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau.

Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.

Trong đáp ứng xuyên thân (transpersonal), âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, phản hồi sinh học (biofeedback), học hỏi.

Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với sinh hoạt điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào dường như không chịu đựng được sự dao động vibration và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

Ích lợi của nhạc trị liệu

Những nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Các thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác.

Các bác sĩ vẫn khuyên các thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí.

Kinh nghiệm cũng như quan sát, nghiên cứu cho thấy âm nhạc có nhiều ích lợi cho con người. Nhạc giúp giải quyết một số vấn đề như thương tiếc khi mất người thân yêu, tăng tự tin, diễn tả xúc động hoặc bằng lời nói hoặc cử chỉ, thư giãn, giảm thiểu lo âu, giảm đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức, nhìn vào sự thực.

Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Dùng đúng cách, âm nhạc có thể giúp ta khỏe mạnh.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc, mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

Ngày nay, nhạc trị liệu là lãnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc.

Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng ở phòng cấp cứu, phòng sinh, phòng trẻ sơ sinh. Ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong giải phẫu, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, giúp bớt lo âu sợ hãi trước và sau giải phẫu, giúp hồi phục sức lực và khả năng diễn đạt tư tưởng. Nhiều phụ nữ đã thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê.

Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng. Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp giúp: Trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các bắp thịt chân tay; Người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

Không ngủ được ư? Xin hãy nghe những điệu nhạc chậm, êm dịu, có tác dụng như một chất an thần giúp ngủ mà không cần thuốc, nhất là với người cao niên, đã uống nhiều thuốc cho các bệnh khác nhau.

Vừa đi bộ vừa nghe nhạc thì thật là tuyệt vời: Ta sẽ đi lâu hơn và hăng hái hơn vì âm nhạc giúp ta quên với sự cố gắng cất bước và làm cuộc đi bộ trở nên hào hứng.

Vài loại nhạc giúp hạ huyết áp, nhịp tim, điều hòa hơi thở. Vận động làm tăng máu lưu thông trên não, có ích cho não nếu lại nghe nhạc trong khi vận động làm các chức năng của khối óc ta mạnh hơn.

Âm nhạc cũng được dùng với bệnh nhân ở giai đoạn cuối cuộc đời để tạo ra khung cảnh thương yêu, thanh thản của người sẽ ra đi cũng như thân nhân của họ. Trong hoàn cảnh này, đôi khi giữa người bệnh và gia đình có một cái gì ngập ngừng, dè dặt, không nói cùng nhau được...

Âm nhạc cũng có thể thay cho lời muốn nói.

BS. Nguyễn Ý Đức- Hồ N (Theo Sức khỏe và Đời Sống
http://tranquanghai.info/p1512-bs.-nguyen-y-duc-%3A-am-nhac-voi-suc-khoe.html

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Âm nhạc cho trẻ thơ – Hiệu ứng Mozart

(Sưu tầm) The Mozart Effect là một thuật ngữ ám chỉ việc sử dụng âm nhạc để nâng cao chất lượng cuộc sống theo những cách đa dạng, bao gồm sức khỏe, giáo dục, sáng tạo và bộc lộ cảm xúc cho cả trẻ em và người lớn.

Dựa trên vai trỏ chủ chốt của tai trong việc phát triển sự vận động, cân bằng, ngôn ngữ và giao tiếp không lời cũng như sự hòa nhập của phản xạ thần kinh do âm nhạc kích thích.Một kết nối giữa âm nhạc của Mozart và sự phát triển của trẻ nhỏ đã được tiến sĩ Dr. Alfred Tomatis nghiên cứu hơn 40 năm. The Mozart Effect không phải là một khái niệm mới – những quan hệ và phản ứng đã được công bố trong hàng trăm tài liệu từ những năm 60.

Tại sao The Mozart Effect quan trọng cho cuộc đời của trẻ? Các nghiên cứu chỉ ra rằng — Đối với trẻ thơ– âm nhạc có thể:
Tăng trí thông minh ngôn ngữ, cảm giác và không gian
Giúp tăng cường trí nhớ và nâng cao sự tập trung
Khơi dậy các tiến trình suy nghĩ sáng tạo
Tăng cường hoạt động và sự kết hợp của cơ thể
Nâng cao tâm trạng và tạo động cơ
Điều chỉnh nhịp điệu tự nhiên của cơ thể
Tạo thư giãn và giấc ngủ tăng cường cảm nhận thính giác và cảm giác

Cha mẹ làm thế nào để thụ hưởng tối đa hiệu quả của The Mozart Effect tại nhà? Ăn với âm nhạc- nghe nhạc Ba rốc hoặc cổ điển chậm trong bữa ăn. Tivi, radio, nhạc pop và tiếng ồn không giúp tiêu hóa. Âm nhạc lành mạnh báo hiệu thời gian để nghỉ ngơi, lắng nghe, ăn và giao tiếp với gia đình bạn. Nó cũng tạo ra một sự nghỉ ngơi giảm căng thẳng cho cha mẹ.

Kiểm tra âm thanh – thường thường sự ầm ĩ trong nhà tạo căng thẳng. Đi quanh nhà bạn và lắng nghe. Liệu máy điều hòa, sưởi, tủ lạnh hay những thứ khác đang để ngay sát phòng con bạn? Những âm thanh đó ồn thế nào? Não chúng ta chấp nhận âm thanh, nhưng chúng tạo căng thẳng. Hãy chắc chắn giường của con bạn là nơi yên tĩnh trong nhà.

Thói quen vừa học vừa nghe âm thanh – Khi một người trẻ tuổi bắt đầu phát triển thói quen học tập và làm việc của họ, giữ thời gian học hành, làm việc cùng thời điểm mỗi ngày. Bắt đầu với một chút yên tĩnh Mozart, Bach hoặc âm nhạc cho trẻ con không lời. Sử dụng âm nhạc như một bước của công việc. Dọn sạch bàn, thở sâu và đảm bảo ánh sáng phù hợp. Nhiều trẻ em với ADD (Lệch lạc thiếu tập trung – Attention Deficit Disorder) bị rối trí bởi mọi tiếng động. Không cần chơi nhạc trong giờ học. Hãy để con bạn chọn âm nhạc cho lúc học.

Đọc nhịp – Nhiều sinh viên nâng cao kỹ năng đọc của họ với một nhịp đơn, đều đặn. Một máy tạo nhịp tạo ra 60 đến 80 nhịp một phút tạo nên cấu trúc tuyệt vời để đọc to. Đặt máy tạo nhịp cách đứa trẻ vài bước chân và giữ âm thanh nhỏ. Cần vài phút để quen với nó, nhưng những trường tốt nhất như Brainworks ở Texas đã sử dụng phương pháp này thành công trong 20 năm.

Đêm yên tĩnh và thời gian yên tĩnh – báo hiệu giờ nghỉ ngơi sử dụng hai hoặc ba album yêu thích của trẻ. Hãy để âm nhạc đưa con bạn đến giường, đọc sách và chìm vào giấc ngủ. Đảm bảo phòng con bạn yên tĩnh và không có tivi, đài, máy tính.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Thêm lợi ích của việc nghe nhạc Mozart

(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng nghe nhạc Mozart trong lúc thực hiện nội soi kết tràng có thể giúp bác sĩ phát hiện các polyp tiền ung thư nhanh chóng hơn, theo trang tin Top News.


Nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Noelle O’Shea và bác sĩ y khoa David Wolf tại Trung tâm Khoa học Sức khỏe, ĐH Texas tại Houston (Mỹ), cho thấy tỷ lệ phát hiện u tuyến tăng lên khi được thực hiện có âm nhạc đi kèm so với khi không có âm nhạc.

U tuyến là một loại polyp đại tràng được xem là một tiền thân của ung thư trực kết tràng xâm lấn (CRC).

Việc chẩn đoán ung thư trực kết tràng có thể hiệu quả hơn nhờ nhạc Mozart

Khi được phát hiện sớm, bác sĩ có thể loại bỏ các polyp trong một cuộc khám nội soi, qua đó ngăn chặn sự phát triển của ung thư trực kết tràng.

Trong cuộc thử nghiệm này, 2 bác sĩ với kinh nghiệm hoàn thành ít nhất 1.000 ca nội soi đã thực hiện việc nội soi một cách ngẫu nhiên, có âm nhạc – những tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart – hoặc không có âm nhạc.

Tỷ lệ phát hiện u tuyến từ nghiên cứu này sau đó được ghi nhận và so sánh với tỷ lệ chuẩn.

“Cả hai bác sĩ nội soi đều có tỷ lệ phát hiện u tuyến cao hơn khi nghe nhạc so với tỷ lệ phát hiện chuẩn của mình”, tiến sĩ O’Shea, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Tỷ lệ phát hiện u tuyến liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc ung thư trực kết tràng, do đó nó là một chỉ số chất lượng quan trọng đối với nội soi kết tràng. Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để tăng tỷ lệ này lên đều có tiềm năng cứu sống người. Dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ nhưng kết quả của nó cho thấy tư duy vượt giới hạn – trong trường hợp này là nghe nhạc Mozart – nhằm cải thiện tỷ lệ phát hiện u tuyến có giá trị tiềm tàng như thế nào đối với bác sĩ và bệnh nhân”, ông nhấn mạnh.

Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tel Aviv (Israel) phát hiện việc bật nhạc Mozart cho các em bé sinh thiếu tháng nghe giúp chúng tăng cân. Điều thú vị là nhạc của Beethoven và Bach lại không có tác dụng như vậy, theo Telegraph.

Khang Huy
Nguồn: Tuổi Trẻ online (ngày 03/11/2011)

http://www.camxahoc.vn/?p=11195

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc Mozart


Mới đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart có tác dụng chữa bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ v.v…

Các bác sĩ tại Viện thần kinh London (Anh) trong một lần chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.

Sau quá trình điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về số lượng các tế bào não, tăng khả năng học tập, chỉ số IQ, những tổn thương về thần kinh được hạn chế và thị lực cũng có những dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể.

Giải thích về hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết: trong não người và động vật nói chung có một vùng não rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng có nhiệm vụ tiếp nhận các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe được.

Khi tiếp xúc với những bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên hoạt động tích cực hơn, kéo theo sự hồi phục của các khu vực chức năng khác trong não. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định: nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao.

Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả.

Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo chỉ có ở thiên tài Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như: Beethoven, Bach, Wagner hay Chopin….

Sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico đã cho biết: Trong số 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh đạt mức 95%, 4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70%.

Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người:

– Kích thích trí thông minh:

Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.

- Tăng cường chức năng thị giác:

Kết quả một cuộc thử nghiệm mới của các nhà khoa học về tác động của bản sonata K448 đối với 60 bệnh nhân tại Trường đại học Y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao.

Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sonata soạn cho 2 piano của Mozart tại một phòng kín trong 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng.

– Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:

Nghe nhạc Mozart có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser - Thụy Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim.

Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự.

Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh.

Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ

Minh Ngọc (lược dịch từ Independent-update)

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh

Tác giả: Mu Jie



Cổ nhân Trung Quốc từng sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. (Eric Fererberg/AFP/Getty Images)

Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui thích tuyệt vời. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂)

Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.

Âm nhạc có thể trị bệnh, và hiện nay các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Hiện nay, thậm chí còn có “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.

Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.

Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.

Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.

Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốc là để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm.

(Theo The Epoch Times

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Ăn chay và “sức khỏe của xương”



Tỉ lệ mật độ xương suy giảm trong nhóm ăn mặn là 1.9%, so với nhóm ăn chay là 0.9%. Nói cách khác, nhóm ăn chay ít bị mất xương hơn nhóm ăn mặn.

Ăn chay đang là một trào lưu ngày càng phổ biến trên thế giới. Ở VN, ăn chay cũng trở thành (và nên trở thành) một lối sống lành mạnh. Nhân dịp một công trình nghiên cứu ăn chay mới được công bố hôm qua, tôi muốn viết vài dòng, trước là khoe, sau là cung cấp vài thông tin mà tôi nghĩ công chúng cũng cần biết. Đó là mối liên hệ giữa ăn chay và sức khỏe của xương (và sức khỏe nói chung).

Có thể nói không ngoa rằng trong lĩnh vực nghiên cứu về ăn chay, Việt Nam đã tạo được một dấu ấn. Ba năm trước, chúng tôi thực hiện một công trình nghiên cứu về ăn chay và loãng xương ở Việt Nam. Trong công trình đó chúng tôi đo mật độ xương bằng máy DXA (và nhiều chỉ số lâm sàng khác) của 105 ni cô và 105 người ăn mặn, chọn ngẫu nhiên từ Thành phố Hồ Chí Minh. 

Chúng tôi chọn mật độ xương (MĐX) bởi vì đây là một xét nghiệm lâm sàng rất quan trọng để đánh giá ai có nguy cơ gãy xương cao. Kết quả được công bố trên tập san Osteoporosis International (OI) năm 2009. Trong bài báo trên OI, chúng tôi trình bày dữ liệu cho thấy nhóm ăn chay và ăn mặn không khác nhau về mật độ xương. Nói cách khác, ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương. Công trình này được báo chí khắp thế giới đưa tin. Nhật báo Sydney Morning Herald cũng có một bài viết và đài truyền hình Úc có phỏng vấn tôi về ý nghĩa của kết quả này.

Cũng trong năm 2009, như là một phần trong công trình nghiên cứu trên, chúng tôi công bố một phân tích khác trên tập san American Journal of Clinical Nutrition. Trong phân tích này, chúng tôi chỉ ra rằng tuy nhóm ăn chay thuần túy (veganism) có mật độ xương thấp hơn nhóm ăn mặn, nhưng người ăn chay theo kiểu phương Tây (vegetarianism) thì có mật độ xương như người ăn mặn. 

Nói cách khác ăn chay không có tác hại gì đến loãng xương. Vì đây là tập san số 1 trong chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng, nên bài báo cũng gây tiếng vang trên thế giới. Rất nhiều báo (không kể hết) và đài truyền hình tìm đến chúng tôi để phỏng vấn và cho ý kiến. Qua hai công trình trên, Việt Nam “nổi lên” như là một nơi làm nghiên cứu có uy tín về ăn chay và loãng xương. Wikipedia trong phần viết về dinh dưỡng và ăn chay có đề cập đến 2 công trình nghiên cứu trên.

Nhưng nghiên cứu luôn đặt ra nhiều câu hỏi. Dù đã trả lời được một câu hỏi căn bản, vẫn còn một vài câu hỏi mà chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời. Những câu hỏi này là:
(a) tỉ lệ mất xương theo thời gian ở người ăn chay có khác biệt so với người ăn mặn? Đây là câu hỏi quan trọng, bởi vì phụ nữ sau mãn kinh thường kinh qua một giai đoạn mất xương theo tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mất xương càng nặng. Mất xương có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Vì thế cần phải tìm hiểu xem người ăn chay có thật sự mất xương nhiều hơn người ăn mặn?

(b) các marker chu chuyển xương có khác biệt giữa người ăn chay và ăn mặn? Xương chịu sự tác động của hai loại tế bào là tạo xương và hủy xương. Hai loại tế bào này khi vận hành trong qui trình chu chuyển xương tiết ra một số protein có thể đo được từ máu, và các protein này có tên là marker chu chuyển xương.

(c) nồng độ vitamin D ở người ăn chay ra sao? Vitamin D là một vấn đề y tế lớn toàn cầu. Một nghiên cứu trước của chúng tôi ở Việt Nam cho thấy gần 50% nữ và 26% nam thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D có liên quan đến một loạt bệnh lí như loãng xương, tiểu đường, ung thư, tim mạch, thậm chí nhiễm.

Do đó, chúng tôi quyết định theo đuổi công trình nghiên cứu ăn chay. Chúng tôi mời các đối tượng đo mật độ xương (dĩ nhiên là miễn phí) lần thứ hai. Chúng tôi đo nồng độ vitamin D và hai marker chu chuyển xương có tên là PINP và CTX trong máu. Đây là những marker đo rất phức tạp, nhưng nhờ có kĩ thuật hiện đại của Roche nên việc đo lường các marker này không còn là vấn đề quá khó khăn. Kết quả của nghiên cứu này mới được công bố trên tập san European Journal of Clinical Nutrition, dưới tựa đề là “Vegetarianism, bone loss, fracture and vitamin D: a longitudinal study in Asian vegans and non-vegans”. Kết quả nghiên cứu này có thể tóm lược như sau:

Tỉ lệ mật độ xương suy giảm trong nhóm ăn mặn là 1.9%, so với nhóm ăn chay là 0.9%. Nói cách khác, nhóm ăn chay ít bị mất xương hơn nhóm ăn mặn.
Tỉ lệ gãy xương đốt sống trong nhóm ăn mặn là 5.4% và nhóm ăn chay là 5.7%. Không có khác nhau đáng kể.
Tất cả các marker chu chuyển xương đều không khác nhau giữa nhóm ăn mặn và ăn chay. Các chỉ số về lipid cũng không khác nhau giữa hai nhóm.
Trong nhóm ăn chay, 73% thiếu vitamin D, cao hơn nhóm ăn mặn (46%). Nói cách khác, gần 3/4 người ăn chay thiếu vitamin D!

Đúng như một chuyên gia bình duyệt bài báo khen rằng đây là một nghiên cứu comprehensive (đầy đủ) nhất trong lĩnh vực ăn chay và loãng xương. Mà là nghiên cứu theo thời gian (prospective study) rất công phu, nên gây ấn tượng tốt trong các chuyên gia bình duyệt. Những kết quả trên đây đã trả lời cho những câu hỏi chúng tôi đặt ra ở trên. Những kết quả này một lần nữa khẳng định rằng ăn chay không gây tác hại, nếu không muốn nói là có ảnh hưởng tích cực, đến xương.

Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là nồng độ vitamin D ở nhóm ăn chay quá thấp. Thật ra, lượng calcium họ ăn uống hàng ngày cũng thấp (chỉ 300 – 400 mg/ngày), và đó là một liều lượng rất thấp, vì theo khuyến cáo chung, họ cần ăn uống sao cho có 1000 mg calcium mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho xương. Những người ăn chay trường nên xét nghiệm để biết nồng độ vitamin D và nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đầy đủ calcium. Nếu thiếu vitamin D thì cũng nên cố gắng tiêu ra 10-15 phút mỗi ngày phơi nắng để có đủ nồng độ vitamin D. Nếu phơi nắng không tiện thì cần tư vấn bác sĩ để biết thêm chi tiết bổ sung vitamin D.

Thật ra, có nhiều bằng chứng cho thấy ăn chay còn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe nói chung. Số liệu gần đây còn cho thấy ăn chay còn có lợi ích cho sức khỏe nói chung. Cách đây vài năm, hiệp hội American Dietetic Association ra tuyên cáo về ảnh hưởng của chế độ ăn chay, trong đó, họ kết luận người ăn chay sống lâu hơn, ít bệnh tim mạch hơn và ít bệnh ung thư hơn người ăn mặn. Qua công trình này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích ăn chay, hay ít ra là tăng cường rau quả và thực vật trong bữa ăn, ở nước ta và trên thế giới.

Chú thích:
Tôi có quen một chị bạn chuyên ngành nội tiết, và lần nào về Việt Nam chị đều mời đến những nhà hàng chay thật tuyệt vời. Có lần tôi đến một nhà hàng ở đâu đó trong Quận Phú Nhuận, tôi sững sờ vì nhà hàng được trang trí quá đẹp, cực kì thanh tao, và món ăn thì chỉ có thể nói là tuyệt vời, không cách gì chê được. Chưa bao giờ trong đời tôi được ăn món ăn chay ngon đến như thế. Nhưng món ăn chay ngon là kết quả của một quá trình nấu rất công phu chứ không đơn giản như tôi suy nghĩ. 

Do đó, tôi nghĩ nấu món chay là cả một nghệ thuật – nghệ thuật ẩm thực. Ăn chay chẳng những là một cách thưởng thức nghệ thuật đó, mà còn đem lại lợi ích cho sức khỏe. Vậy nếu các bạn tin vào công trình khoa học của chúng tôi thì tại sao không dành ra vài ngày một tháng để ăn chay. Ăn chay cũng là một cách để mình tịnh tâm và xa hơn nữa là tỏ ra tính thân thiện của chúng ta với môi trường.

Vài bài báo chọn lọc liên quan đến công trình nghiên cứu về ăn chay:

Ho-Pham LT, Nguyen PL, Le TT, Doan TA, Tran NT, Le TA, Nguyen TV. Veganism, bone mineral density, and body composition: a study in Buddhist nuns. Osteoporosis Int 2009; 20:2087-93. Đây là công trình đầu tiên về ăn chay và loãng xương ở VN và tạo nên dấu ấn ngay trong chuyên ngành.

Ho-Pham LT, Nguyen ND, Nguyen TV. Effect of vegetarian diets on bone mineral density: a Bayesian meta-analysis. Am J Clin Nutr 2009; 90:943-950. Đây là bài được giới báo chí chú ý nhiều nhất, vì một phần là tập san số 1 trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, mặt khác là kết quả cho thấy mật độ xương ở người ăn chay có phần thấp hơn nhưng không có ý nghĩa lâm sàng so với người ăn mặn.

Ho-Pham LT, Nguyen ND, Lai TQ, and Nguyen TV. Vegetarianism, bone loss, Contributions of lean mass and fat mass to bone mineral density: a study in postmenopausal women. BMC Musculoskeletal Disorders 2010, 11:59. Bài này cho thấy người ăn chay và ăn mặn có tỉ trọng mỡ như nhau. Bài được xếp vào loại “Highly Accessed”.
Ho-Pham LT, Vu BQ, Lai TQ, Nguyen ND, and Nguyen TV. Vegetarianism, bone loss, fracture and vitamin D: a longitudinal study in Asian vegans and non-vegans. Eur J Clin Nutr(3 August 2011) | doi :10.1038/ejcn.2011.131. Đây là bài mới nhất của nhóm nghiên cứu Việt Nam đã được chấp nhận và công bố trên tập san European Journal of Clinical Nutritionngày hôm qua. Bài mới ở dạng online, in báo giấy phải chờ đến 3-6 tháng nữa. Địa chỉ là:http://www.nature.com/ejcn/journal/vaop/ncurrent/full/ejcn2011131a.html.

Nguồn ĐPNN
http://vanhoaphatgiao.com.vn/?p=43

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

7 loại thức ăn lành mạnh nhất




Một nghiên cứu được công bố trên tờ báo của Hội Nội khoa Mỹ cho biết, có 7 loại thức ăn giúp giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân nếu được sử dụng thường xuyên. Đó là tỏi, trà xanh, dầu ô liu, nho đỏ, ngũ cốc nguyên cám, nước toàn vẹn và kem - chocolate.
Viện Quốc gia Y tế Mỹ trong một báo cáo gần đây đã báo động bệnh tiểu đường type 2 đang đe dọa đến 16 triệu người dân Mỹ thuộc đủ các sắc tộc. Và con số này ngày càng gia tăng, nguyên nhân chính xuất phát từ bữa ăn hằng ngày: ăn quá nhiều calo “rỗng”, thiếu vi chất dinh dưỡng; ít hoạt động chân tay. Nếu giảm thiểu được nguy cơ bị tiểu đường type 2, chúng ta sẽ phòng tránh được rất nhiều bệnh “ăn theo” như bệnh tim, ung thư, béo phì, những tình trạng mất quân bằng nội tiết và nhiều bệnh khác...

Các thực phẩm sau giúp giảm nguy cơ tử vong, nhất là tử vong do các bệnh nói trên:

1. Tỏi (garlic): Có thể nói tỏi là thức ăn có tác dụng chống lại bệnh tật mạnh nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu lực của nó, nhất là đặc tính kháng virus (tỏi diệt được các virus gây cảm, cúm). Tiến sĩ James North, một nhà vi sinh vật học thuộc Đại học Brigham Young, khuyên: “Khi cảm thấy bắt đầu đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi là có thể hết hẳn”.

2. Trà xanh (green Tea): Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Kansas gần đây đã tiến hành định lượng một chất kháng ôxy hóa trong trà xanh và phát hiện rằng, chất này trong trà có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E trong việc bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương mà chúng ta nghĩ có liên quan với bệnh ung thư, bệnh tim và những bệnh khác.

3. Dầu ôliu sống đặc biệt (extra virgin olive oil): Theo các chuyên viên tiết thực, dầu ôliu có tác dụng tăng cường sức khoẻ của bạn gấp đôi; trong khi các chất béo “no” ở thịt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL, hạ thấp cholesterol tốt HDL. Các chất béo có nhiều nối đôi (như trong dầu bắp hay dầu đậu nành) làm hạ được thành phần LDL, nhưng lại cũng làm hạ luôn cả HDL. Chỉ có dầu ôliu giàu acid oleic có 1 nối đôi là làm hạ thành phần LDL mà không ảnh hưởng gì đến HDL. Dùng nhiều lạc tươi cũng có thể thay thế dầu ôliu (rất đắt tiền) vì thành phần acid oleic của dầu lạc cũng chẳng thua dầu ôliu là bao.

4. Nho đỏ (red grapes): Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh việc uống rượu chát với mức độ vừa phải sẽ giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ. Tác dụng này có liên quan tới đặc tính kháng ôxy hóa mạnh của những chất có trong nho đỏ - gọi là các bioflavinoids.

Hiện nho đỏ đã trồng và phát triển ở Việt Nam, được các nhà sản xuất chế biến thành rượu chát khá ngon theo công nghệ của Pháp. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tận dụng quả dâu tằm (cũng giàu bioflavonoids) để làm rượu, giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ.

5. Ngũ cốc nguyên cám (whole grains): Năm 1999, một công trình nghiên cứu của Đại học Minnesota đã khám phá việc ăn các hạt ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp tăng tuổi thọ, vì chúng chứa những tác nhân chống ung thư, ổn định các mức nồng độ huyết đường lượng và insulin trong máu.

6. Nước toàn vẹn (whole water): Dù nước không được xếp là thức ăn, song đây là một thành phần rất quan trọng cho sức khỏe. Một loạt các nghiên cứu mới đây đã cho thấy nước toàn vẹn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Ở Mỹ hiện chỉ có hai loại nước toàn vẹn được chứng nhận, đó là nước Evian và Trinity Springs, được khai thác từ nguồn có độ sâu nhất thế giới. Còn ở Việt Nam có các nhãn hiệu La Vie, Dapha, Vĩnh Hảo...

7. Kem và chocolate: Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã cho thấy các chất phenylethylamines tìm thấy trong chocolate rõ ràng có tác dụng làm thoải mái tinh thần. Nhiều tài liệu cũng chứng minh, từ xưa, người dân Aztec đã sử dụng cacao như một vị thuốc. Năm 1788, bác sĩ nổi tiếng người Pháp Francis Joseph Victor Broussais đã nói về tác dụng của chocolate như sau: “Chocolate chất lượng tốt có tác dụng hạ sốt và giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe”.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

http://www.ykhoa.net/duoc/dinhduong/05_0211.htm

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

“Hỏng” gan vì uống atiso, trà suốt ngày

Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:


Gan chưa mát, bụng đã trướng

Không thiếu người uống nước atisô cả lít mỗi ngày vì nghe nói uống như thế vừa bổ gan vừa đẹp da vừa trị đau bao tử nhưng sau đó lại bị đầy hơi khó chịu, đến bữa ăn bụng đói cồn cào nhưng mới ăn vài miếng thì đã no, trong khi con mắt còn thèm.

Atisô đúng là vị thuốc rất tốt để nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu… Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên dùng atisô hỗ trợ chức năng biến dưỡng chất béo nhằm giảm bớt gánh nặng cho lá gan, trái thận và khung ruột. Nên nhớ là vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng sẽ rất lâu lành ở người cao mỡ máu, béo phì.

Nhưng không nên vì thế mà tự đầu độc bằng lượng atisô quá cao. Bởi cũng vì tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột mà atisô nếu lạm dụng vì dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Cứ co vào dãn ra thì vết loét khó lành đồng thời nạn nhân sớm muộn cũng đầy hơi trướng bụng.

Táo bón như chơi
Nhiều người có thói quen chỉ uống trà thay nước trắng. Cũng như atisô, trà, dù là trà xanh hay trà đen, cũng là thuốc tốt vì hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà (cụ thể là chất ECPG) có công năng phòng chống xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa ung thư cho đối tượng phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, với hóa chất công nghiệp, nông nghiệp… Bằng chứng là các nhà nghiên cứu gần đây đã khuyên nên uống trà xanh khoảng 30 phút trước khi ra nắng để hoạt chất trong trà rải đều khắp cơ thể nhằm phong bế tác hại của tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt.

Nhưng bên cạnh đó, có hai điểm bất lợi thấy rõ khi chúng ta uống hơn 1 lít nước trà trong ngày. Đó là: Chất chát trong trà khiến khung ruột co thắt rồi đến lúc thành co cứng. Ẩm khách vì quá yêu trà sau đó sẽ trở thành nạn nhân của chứng táo bón; lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Người yêu trà vì thế tuy thừa sắt nhưng lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Đây lại là những nhân tố cần thiết cho hệ miễn dịch, biến dưỡng, thần kinh giao cảm. Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Tăng gánh nặng cho gan

Không chỉ riêng với atisô hay trà mà với cây thuốc nào cũng thế, người bệnh và ngay cả người chưa bệnh nhưng muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc theo lời đồn. Đừng quên là hoạt chất nào muốn nên thuốc cũng thế, phải được lá gan chuyển hóa mới triển khai được tác dụng như mong muốn. Gan thậm chí phải làm việc đến hai lần vì hoạt chất nào cũng vậy, dù là hóa chất tổng hợp hay dẫn xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, sau khi tác dụng đều phải được gan biến thể lần nữa thành dạng không độc cho cơ thể trước khi theo đường bài tiết.

Mang hoạt chất vào cơ thể với liều lượng thái quá trong trường hợp không cần thiết thì chỉ tăng thêm gánh nặng giải độc cho lá gan. Tệ hơn nữa, nếu lá gan trước đó đã mệt nhoài vì gia chủ vướng một bệnh mãn tính nào đó.
Ngay cả khi dùng thuốc bổ cũng phải cân nhắc lợi hại. Không có thứ thuốc nào như thiên hạ thường đồn thổi là nếu không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang. Vì đã là thuốc thì chỉ có thuốc tốt hay thuốc độc.

Theo BS Lương Lễ Hoàng
Người lao động
http://dantri.com.vn/c7/s7-493070/hong-gan-vi-uong-atiso-tra-suot-ngay.htm