Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Trung quán tông và ánh sáng tâm linh

NSGN - Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã) hay Trực giác Vô nội dung [contentless Intuition]


Trong phần mở đầu chương 3 của tác phẩm The Grand Design (Bản thiết kế vĩ đại), nhà vật lý thiên tài Hawking đã nêu lên một vấn đề lý thú. Cách đây mấy năm, hội đồng thành phố Monza ở Italy đã cấm không cho những người thích nuôi vật cưng được nuôi giữ cá vàng trong những cái bể nước kính cong. Họ lý giải rằng điều đó thật là tàn nhẫn, vì nếu như thế, khi nhìn ra ngoài, con cá sẽ có cái nhìn sai lệch về thực tại. Thế rồi tác giả đặt câu hỏi: “Nhưng làm thế nào chúng ta biết được rằng chúng ta đã có bức tranh chân thực, không hề sai lệch về thực tại?”(2). Câu hỏi đó là nỗi băn khoăn muôn thuở của con người.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Bản thể luận & đạo đức luận của Phật giáo qua pháp môn "Bất nhị"

NSGN - 不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt. “Bất nhị” là không phải cái này, cũng không phải cái kia. “Bất nhị” còn được gọi là “chân như”, “pháp tính”. Tuy nhiên, “bất nhị” thường được xem như là phương pháp thuộc lĩnh vực nhận thức.



Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Thái độ của người Phật tử đối với của cải vật chất

NSGN - Rajah Kuruppu, Chủ tịch Hội Những người phụng sự Ðức Phật (Servants of Buddha Society), Chủ nhiệm Ban Biên tập tạp chí The Vesak Sirisara. Ông sinh ra trong một gia đình danh vọng và giàu có. Cha ông là Bộ trưởng Chính phủ Ðịa phương và Văn hóa. Bản thân ông cũng đã giữ những chức vụ như Thư ký Chính phủ, Bộ Khai triển Kế hoạch và Ðầu tư. Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 60, ông dốc toàn thời gian và sức lực vào nhiều Phật sự, như là từ thiện và xây nhà cho người nghèo.

Phật giáo không đo lường giá trị của một cá nhân
hay một quốc gia qua của cải vật chất.

Duyên nợ

HỎI: Tôi là nữ Phật tử đã trên 30 tuổi, thường đi chùa tụng kinh và thỉnh thoảng còn đi nghe pháp, học giáo lý. Tuy không hiểu sâu về giáo pháp nhưng tôi cũng nắm được phần căn bản như sự vô thường, duyên nghiệp, nhân quả… Hiện tôi có chút băn khoăn mà chưa tự tháo gỡ được là chuyện tình duyên. Cứ mỗi lần tôi có người yêu thì chỉ khoảng 3 đến 4 tháng sau là chia tay, nhiều khi chia tay chỉ vì những lý do vụn vặt. Mẹ tôi nói rằng có lẽ tôi không mắc nợ ai và chẳng ai mắc nợ tôi nên mới vậy. Không biết mẹ tôi nói có đúng không nhưng khiến tôi rất lo lắng? Tôi mong muốn có một mái ấm gia đình như bao phụ nữ khác mà chẳng toại nguyện nên nhiều lúc thấy buồn, chán nản. Kính hỏi quý Báo đó có phải là duyên số do tiền định, không xoay xở được? Tôi có nên hy vọng hay đành phải chấp nhận số phận? 
DIỆU XUẤT


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định nghiệp

NSGN - Sự đời, nghiệm ra không gì qua khỏi hai chữ nhân duyên. Dây rún mẹ buộc ao ước con cái thuận hòa, thương nhau không qua được những định nghiệp con cái gây tạo với nhau.

Dây rún mẹ buộc…

Trong cái hộp nhỏ, tôi tìm thấy một nùi gì đó giống như ruột heo. Nhỏ xíu. Đã khô. Mẹ nói dây rốn của ba chị em. Buộc cho thật chặt để còn thương nhau.

Ngày còn nhỏ, tôi đã phải vào ở với ông bà nội. Hai đứa kế ở bên nhà bác. Còn ba đứa sau thì ở với mẹ tận ngoài Quy Nhơn. Lâu lâu gặp nhau, chỉ biết vui mừng, có khóc hay lẫy chỉ là nỗi buồn giành giựt trẻ con.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Nẻo về của ý

Theo căn bản Phật dạy, chúng ta cắt bỏ duyên vụ 
bên ngoài để tâm thanh tịnh, 
thấy tánh thành Phật là căn bản của đạo Phật
GN - Trong đạo Phật, chủ yếu Phật dạy chúng ta làm chủ thân và tâm. Trên bước đường tu, chúng ta đều thực tập từng bước làm chủ thân và kế đến làm chủ tâm. Khi làm chủ được thân và tâm sẽ thấy thân tứ đại này khi tan hoại thì chúng ta sẽ thọ thân khác; như vậy thân có thay đổi, nhưng tâm không bao giờ thay đổi.

Tâm chúng ta có hai phần là vọng thức và chơn tâm. Trong kiếp sống luân hồi, chúng ta luôn phát triển Thức. Thức là sự nhận thức và hiểu biết của chúng ta phần lớn là sai lầm, nên dẫn đến quyết định sai, phải đau khổ. Ngược lại, Phật có nhận thức và hiểu biết chính xác và thông suốt đến ba đời nhân quả, nên Ngài thấy rõ hoàn toàn không sai lầm. Nhân quá khứ như thế nào mà dẫn đến cái quả hiện tại này và nhân hiện tại dẫn đến quả tương lai ra sao, Phật đều nhận biết rõ ràng. Ngài nhận thức chính xác nên là đấng Toàn giác. Ngài giảng dạy vô số phương tiện để chúng ta nhận được cái tâm của mình, nhưng điều này rất khó.

Quán Tự Tại

Thiền quán hay quán niệm là một trong những nội dung chính yếu và thiết thực của những người tu tập theo đạo giải thoát. Việc thực hành quán chiếu này giúp cho chúng ta thay đổi thái độ nhận thức chủ quan, phiến diện, rập khuôn, phỏng đoán do tích lũy kinh nghiệm cùng một số kiến thức vay mượn khô cứng. Quán niệm chính là soi chiếu thân tâm mình và hoàn cảnh đang diễn ra ngay nơi sự sống đương tại. Khả năng quán chiếu thâm sâu này giúp ta thấy rõ tánh, tướng, thể, dụng của vạn pháp trong chuỗi vận hành tương giao tất yếu, phá vỡ thói quen nhận định sai lầm về một cái ta hiện hữu riêng biệt.

Thực chất, vạn pháp ẩn tàng hay biểu hiện tùy thuộc vào hành vi tạo tác của mỗi chúng sinh mà hình thành tiến trình nhân-duyên-quả tương ứng. Trong Bát-nhã Tâm kinh, Đức Thế Tôn có dạy về việc pháp quán chiếu thâm sâu mà một vị hành giả cần phải thông hiểu: “Bồ-tát Quán Tự Tại, khi quán chiếu thâm sâu Bát-nhã ba-la-mật tức diệu pháp trí độ, bỗng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh, thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn…”. (Nhật tụng thiền môn năm 2000, tr.246). 

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Bóng sắc

Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình. 


Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình. Xưa, nàng Matanga (Ma Đăng Già) từng mê mệt Tôn giả Anandà đến mất ăn bỏ ngủ, rồi dùng cả chú thuật để dụ dẫn ngài ân ái nhưng không thành và cuối cùng đành chấp nhận xuất gia để lâu lâu được lén nhìn người trong mộng. Sau nhờ Matanga chứng A la hán (một quả vị tâm hoàn toàn thanh tịnh, hết sạch mọi phiền não, ái dục) nên mọi chuyện thành ra nhẹ nhàng. Đường Tăng khi thân hành qua Tây Trúc cầu pháp, thỉnh kinh, trong gần một trăm kiếp nạn thì nạn bị ma nữ mến thương không phải là ít… nhưng rồi ngài cũng vượt qua được hết để viên thành đại nguyện. 

Thượng tọa và chú tiểu

Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong. Danh tiếng cũng là một trong năm món dục được chúng sinh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ. Cả hai phương diện danh và thực này nếu tương ưng nhau thì quá tốt, nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa. 


Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là thượng tọa, trưởng lão. Vì thế, hàng thượng tọa được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường hậu hĩ đồng thời các ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán ví như voi chúa hay những con bò đực đầu đàn. Cũng vì sự trọng vọng này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham, ao ước bước lên hàng thượng tọa để cầu lợi đắc, danh vọng và cung kính. 

Nói xấu người khác: Hậu quả và cách chuyển hóa

NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...


Nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhận thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong. Vậy thì động cơ ở đằng sau việc nói lỗi lầm của người khác, đằng sau xu hướng muốn hạ thấp người khác là gì? Một trong số những minh sư của tôi, ngài Ngawang Dhargye, đã từng nói: “Quý vị ngồi lại với nhau và nói về lỗi lầm của một người khác, về những việc làm sai trái của người đó. Thế rồi quý vị tiếp tục thảo luận về những sai phạm và những phẩm chất tiêu cực của người khác, bởi vì quý vị tự thừa nhận với nhau rằng quý vị là những người tốt nhất trên thế giới”.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Cách xử thế của người xưa



Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.

Một bản nhạc Thiền

NSGN - Cách đây không lâu, một người bạn gửi cho tôi một bản nhạc, anh nói là một bản nhạc thiền mà anh rất thích. Có lẽ anh biết tôi là một Phật tử và cũng thích thưởng thức âm nhạc nên gửi cho tôi chăng? Anh bảođây là một bài nhạc nhiều thiền vị, lời lẽ rất cao siêu, nhiều chỗ rất khó hiểu, nên anh muốn tôi nghe để rồi thảo luận với tôi sau.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Tìm hiểu về "Hoạt Phật"

NSGN - Mặc dù các thuyết liên quan đến tulkou (người nước ngoài gọi một cách sai lầm là Hoạt Phật) khá tinh tế và mâu thuẫn trái ngược nhau này vẫn được lưu hành trong giới trí thức, song vì những mục đích thực tế các tulkou vẫn được xem như là hóa thân thực sự từ các tiền thân trước đó và mọi thủ tục để mọi người công nhận vẫn được tiến hành phù hợp.


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Buông xả

Nghệ thuật buông xả

Ta thường nghĩ rằng để có hạnh phúc thì cần phải nắm bắt càng nhiều điều kiện tiện nghi càng tốt, cho nên hễ có cơ hội là ta cứ tha hồ tích góp mà không hề biết chối từ. Nhưng điều lạ lùng là càng tích góp bao nhiêu ta càng thấy thiếu thốn và lạc lõng bấy nhiêu. Tại vì những thỏa mãn kia đã làm cho cơ chế cảm xúc bùng vỡ và nó buộc ta phải thường xuyên nạp cho nó một lượng cần thiết thì nó mới chịu lắng yên. Để phục vụ cho cơn cảm xúc nhất thời ấy, ta đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và đôi khi chấp nhận phương hại đến phẩm chất đạo đức, để rồi khi cảm xúc rút lui thì tâm hồn ta trở nên quạnh hiu, xơ xác.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Giải tỏa sự lo âu

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều điều khiến cho chúng ta phải lo âu. Và khi sự lo âu ấy kéo dài, có cường độ mạnh thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta. Lo âu là những rối loạn gây căng thẳng, sợ hãi, e ngại và lo lắng quá mức. Những rối loạn ấy ảnh hưởng đến cách thức chúng ta cảm nhận và hành xử, và chúng có thể biểu hiện qua những triệu chứng vật lý rõ ràng. Sự lo âu ở mức độ nhẹ như là trạng thái mơ hồ và không an tâm, còn sự lo âu nặng có thể là cực kỳ suy nhược, có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày.


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Ái ngữ lắng nghe phép lạ đích thực

Nối lại nhịp cầu 


Giấc mơ của tôi không phải là một phương tiện giúp tôi trốn tránh thực tại, lãng quên thực tại. Giấc mơ của tôi là một năng lượng giúp tôi đối diện được với thực tại và chuyển hóa được thực tại. Bạn hãy hình dung một gia đình trong đó cha mẹ không hiểu được nhau và cha mẹ cũng không hiểu được con trai và con gái của mình, một gia đình mà trong đó những người trẻ không có khả năng truyền thông với cha mẹ. 

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Nhân tướng & nhân mạng

Không nên so sánh con người và con vật. Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ, tươm tất hơn cả một số con người, một vài kiếp người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Ðức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó nước từ bi tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ cao hơn (hết thảy chúng sanh).



Thiện & ác



Sáng nay ngồi tĩnh tọa, hai chữ thiện - ác cứ xáo trộn trong đầu. Một lần nữa, tôi nhận ra không dễ gì làm chủ tâm ý, ngồi thiền mà tâm đi đến cảnh giới nào, và rồi tôi cùng tâm đi du lịch thay vì hạn chế cái tâm viên, ý mã này.

Tôi bắt đầu dõi theo tâm tán loạn, đến lúc ý niệm thiện - ác khởi lên: “Làm thiện suốt đời, thiện vẫn cứ thiếu/ Một giờ làm ác, ác tự có dư”. Hình như đâu phải một giờ, một phút, ngay trong từng sát-na sanh tử, điều ác chúng ta đã tạo ra không hề mất đi. 

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Thương người nóng tính



Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất. Đó là ngọn núi lửa, chỉ chực chờ bùng cháy và thiêu rụi cánh rừng xanh mát, an lành trong tâm mình và tâm người.


Có người tu tập cả đời mà tính sân hận mà chỉ giảm được vài phần. Âu cũng là nghiệp lực nặng nề của kiếp này, họ phải trả dần.