Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thắng Hoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Thắng Hoan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Khảo Nghiệm Duy Thức Học | Chương 2 Khảo Sát Sự Có Mặt Của Con Người


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 2
KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CON NGƯỜI
 
A.- NHỮNG YẾU TỐ CẤU TẠO CON NGƯỜI VÀ VẠN PHÁP:
Theo Duy Thức Học, vạn pháp và loài người trong vũ trụ tất cả đều do bảy yếu tố cấu tạo bằng lối kết hợp lẫn nhau để thnàh hình. Thiếu một trong bảy yếu tố này, vạn pháp và loài người không thể sanh trưởng và tồn tại. Bảy yếu tố này gọi là bảy nguyên nhân rất cần thiết để xây dựng vạn pháp và loài người. Theo Phật Giáo, con số "7" là một "BIỂU PHÁP" nghĩa là nguyên lý của vạn pháp tiêu biểu bởi bảy yếu tố và nó vô cùng quan hệ, vô cùng cần thiết trong việc xây dựng vạn pháp và loài người. Cho nên số "7" được gọi là Biểu Pháp. Bảy yếu tố nói trên một khi hợp tác với nhau để sáng tạo vạn pháp và loài người thì tác dụng theo công thức mười hai nhân duyên, thường gọi là Nhân Duyên Sanh. Đức Phật Thích Ca khi mới sanh ra đi bảy bước trên bảy hoa sen cũng là hình thức biểu tượng cho nguyên lý số "7" nói trên. Bảy yếu tố là: Đất, Nước, Gió, Lửa, Nghiệp, Ngã Pháp (tức là Ngã Tướng và Pháp Tướng) và Thức.
1/- ĐẤT: là năng lực chướng ngại, có tánh chất ngăn ngại khiến cho vạn vật bị ngăn cách và không được lưu thông với nhau, như xương thịt con người, xương thịt cây cỏ v.v...
2/- NƯỚC: là năng lực lưu nhuận, có tánh chất tươi nhuận và dung hóa các chất ngại để thành nhiều nguyên chất khác nhau, như máu huyết con người lưu thông, thấm nhuần và dung hóa thành tươi nhuận.
3/- GIÓ: là năng lực phiêu động, có tánh chất chuyển động và biến đổi, khiến cho các hiện tượng luôn luôn sanh diệt biến hóa không ngừng, như gió, như hơi thở của con người.
4/- LỬA: là năng lực viêm nhiệt, tức là sức nóng hàm chứa trong vạn vật, như nhiệt lượng trong con người.
5/- NGHIỆP: là một năng lực được kết thành hạt giống bởi hành động, bởi nói năng và bởi ý tưởng của chúng sanh. Năng lực nghiệp hội tụ lại thành tiềm năng trong Tâm Thức Alaya. Năng lực này là một trong những nguyên nhân thúc đẩy vạn pháp sanh khởi và lớn lên theo chiều hướng quả báo thiện ác.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC | Chương 1 Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

Chương 1
Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC

1/- DUY THỨC:
DUY: tiếng Pali gọi là Mãtratã, nghĩa là CHỈ CÓ.
THỨC: tiếng Pali gọi là Vijnãna (Consciousness), nghĩa là HIỂU BIẾT.
THỨC, ở đây tức là chỉ cho sự HIỂU BIẾT. Sự hiểu biết này chính là một năng lực có khả năng phân biệt và hiểu biết vạn pháp sai khác qua các cơ quan cảm giác. Thức (Sự hiểu biết) còn là một năng lực có khả năng xây dựng và biến hiện vạn pháp thành nhiều hình tướng không giống nhau với hình thức Nhân Duyên Sanh.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC


KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC
TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM
Thích Thắng Hoan

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu
CHƯƠNG I
Ý NGHĨA VÀ SỰ HÌNH THÀNH DUY THỨC HỌC
A. Định Nghĩa Duy Thức Học
B. Mục Đích Của Duy Thức Học
C. Lợi Ích Của Duy Thức Học
D. Sự Hình Thành Duy Thức Học
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA CON NGƯỜI
A. Những Yếu Tố Cấu Tạo Con Người Và Vạn Pháp
B. Nhận Định Sự Có Mặt Của Con Người Và Vũ Trụ
C. Thành Phần Xây Dựng Con Người
CHƯƠNG III
KHẢO SÁT SỰ SINH HOẠT CỦA TÁM TÂM THỨC
A. Khảo Sát Năm Tâm Thức Ở Trước
B. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Ý Thức
C. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Thức Mạt na
D. Khảo Sát Sự Có Mặt Của Thức Alaya

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

DUY BIỂU HỌC | PHỤ LỤC


Share on facebook
DUY BIỂU HỌC
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Triṃśikā vijñāpti mātratā kārikā
TAM THẬP TỤNG - BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY BIỂU
Tác giả : Vasubandhu (Thầy Thế Thân - 600-664)
Dịch giả: Thầy Huyền Trang (Hán ngữ)
Thầy Nhất Hạnh (Việt ngữ)
Chúng ta đọc Ba Mươi Bài Tụng Duy Biểu của Thầy Thế Thân để có thể nhận diện những yếu tố của tác phẩm này trong tác phẩm 50 bài tụng Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh.
Ba mươi Bài Tụng Duy Biểu, mà chúng ta còn gọi là Duy Biểu Tam Thập Tụng, tiếng Phạn là Triṃśikā vijñāpti mātratā kārikā (Triṃśikā là ba mươi, vijñāpti là biểu, mātratā là duy, kārikā là bài tụng).