Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Ý Nghĩa của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo

Ý Nghĩa của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo


KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011


Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY TRONG PHẬT GIÁO

             Đã có rất nhiều sách vở, bài viết đề cập đến về vấn đề ăn chay. Mở lại chủ đề này có vẻ như đẩy một cánh cửa đã mở rộng, vì vậy bài viết ngắn này chỉ ước mong được đóng góp thêm vài ý kiến về ý nghĩa của việc ăn chay, giới hạn trong một vài quan điểm Phật giáo mà thôi.
             Ăn chay thực sự không phải là một điểm đặc thù của đạo Phật vì nhiều tôn giáo khác cũng chủ trương ăn chay, thí dụ như trường hợp đạo Ja-in của Ấn độ. Nhiều người không theo Phật giáo hoặc bất cứ một tôn giáo nào cả nhưng họ vẫn ăn chay rất nghiêm túc, trong số này có nhiều người Tây phương. Trái lại một số người Phật giáo thì lại ăn thịt cá. Như vậy ý nghĩa thực sự của việc ăn chay theo tinh thần Phật giáo là gì?

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục

Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục


KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là "Astalokadharma", tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong Phật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Tám mối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâm và lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bận tâm đó được phân chia thành bốn cặp :
Mong ước được lợi lộc (labha) - lo sợ bị thua thiệt (alabha)
Mong ước được lạc thú (sukha) - lo sợ khổ đau (duhkha)
Mong ước được lừng danh, vinh quang (yasa) - lo sợ bị thất sủng, ghét bỏ(ayasa)
Mong ước được ngợi khen (prasamsa) - lo sợ bị quở phạt (ninda)

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Khái Niệm Về "Tám Mối Lo Toan Thế Tục" Trong Phật Giáo

Khái Niệm Về "Tám Mối Lo Toan Thế Tục" Trong Phật Giáo

Tác giả : Hoang Phong

KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạn là "Astalokadharma", tương đối ít thấy đề cập trong Phật giáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong Phật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Tám mối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâm và lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bận tâm đó được phân chia thành bốn cặp :

Ấn bản tiếng Việt 10-2011 (giá bán 36.000Đ)
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG, TP. HỒ CHÍ MINH
Phát hành: NHÀ SÁCH VĂN THÀNH
60/116 Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3 TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 38 482 028 & 0908 585 560
Email: thanhnguyen1@hcm.vnn.vn

VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ: 
Nguyễn Đức Tiến
Bút hiệu : Hoang Phong
Sinh năm : 1939
Về hưu năm : 1999
Hội viên Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale)
Cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon
Cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khảo công ty dầu khí TOTAL
Tiến sĩ Khoa học
Hiện đang sống tại Pháp Quốc

Chân thành cảm ơn dịch giả & Nhà sách VĂN THÀNH đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách quý này. 
Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. 
Quý độc giả yêu quý sách in trên giấy có thể liên lạc với Nhà Sách Văn Thành tại số điện thoại và email nêu trên.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối

Chương 4 : Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối


Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 
Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

LÀM THẾ NÀO
ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI HẤP HỐI

             Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạng Kadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23 tháng 3, năm 2003. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép :Laurence Harlé, Michel Langlois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình

Chương 3 : Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình


Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 
Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại buổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại một ngôi chùa Tây tạng trên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence HariéMichel Langlois,Cathérine BaguetMarie-Stella Boussemart.
            Trong số quý vị đến đây hôm nay tôi nhận ra một vài người đã đến nghe tôi thuyết giảng tại Genève cách đây khoảng hai hay ba năm. Các vị khác thì có lẽ mới đến nghe lần đầu. Ngoài ra tôi cũng được gặp lại vài người bạn cũ mà từ nhiều năm nay tôi chưa có dịp gặp lại. Thật vô cùng vui sướng cho tôi được tiếp xúc tối nay với từng vị một.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH

THỂ DẠNG TRUNG GIAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 

Hoang Phong biên dịch (sách mới xuất bản)

Tác giả : Dagpo Rimpoche Hoang Phong

Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH 

Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.
Thế nhưng quá trình của cái chết và sự tái sinh xảy ra như thế nào ? Những gì xảy ra giữa hai quá trình ấy ? Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là Phật giáo Tan-tra, còn gọi là Kim cương thừa, đặc bìệt quan tâm đến hai quá trình vừa kể và giai đoạn kết nối giữa hai quá trình ấy. Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này – quá trình của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá trình của sự sinh – và hướng chúng vào việc tu tập...

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường

Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường
ĐẠI ĐỨC HUI LI


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG
ĐẠI ĐỨC HUI LI
Một trong những bài học đầu tiên trong Phật giáo là vô thường
Bài phỏng vấn của nữ ký giả Béatrice HOPE

Lời giới thiệu của người dịch :Phật giáo ngày nay không những được phổ biến trong các quốc gia tân tiến ở Âu châu và Mỹ châu mà còn đi sâu vào những vùng xa xôi mà phần đông chúng ta không ngờ đến. Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài báo phỏng vấn một nhà sư người Đài Loan rất tích cực trong việc hoằng pháp trên lục địa Phi châu. Bài báo được đăng ngày 30.10.09, trên tạp chí L’Express bằng tiếng Pháp của xứ Maurice và trên mạng epaper.lexpres.mucũng của quốc gia này.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI

SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI
Tác giả : Cerf William


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


SỰ THÀNH CÔNG  CỦA MỘT TÔN GIÁO KHÔNG THỜ TRỜI 
Tác giả : Cerf William

Lời giới thiệu của người dịch: Nếu dịch thật sát nghĩa thì tựa của bài viết này phải là Sự chiến thắng hay Sự vinh quang của một tôn giáo không thờ trời. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng Phật giáo từ nguyên thủy chỉ là một lối sống nằm bên ngoài thế tục, hay nói một cách khác là vượt lên trên mọi tranh chấp, chinh phục và tranh đua. Mục đích của Phật giáo không nhắm vào sự chinh phục mà chỉ hướng vào sự giải thoát. Vì thế đối với Phật giáo thì sự chiến thắng hay vinh quang không có ý nghĩa gì cả, mà có thể đấy chỉ là một cách nói phóng đại để làm tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.
Bài báo khá xưa, được đăng trên một tạp chí lớn về thông tin và bình luận của Pháp là tờ L’EXPRESS, số ra ngày 30 tháng 7 năm 1998. Khi đọc lại một bài báo cũ, dĩ nhiên là chúng ta sẽ có thêm một lợi điểm mà tác giả không có, đấy là chiều sâu của thời gian. Dựa vào lợi điểm đó chúng ta có thể đánh giá xem những quan điểm nêu lên trong bài báo có vượt được thời gian hay không. Chỉ xin đơn cử một thí dụ cụ thể, tác giả cho biết là chính phủ Pháp thời bấy giờ công nhận con số Phật tử trong nước là 600 000 người, và năm vừa qua (2008) Bộ Nội vụ chính thức công nhận con số này là một triệu người. Tại sao một con số lại mang tính cách quan trọng như thế ? Bởi vì trong một thể chế dân chủ, vị trí, tiếng nói và quyền lợi của một tập thể do pháp luật bảo đảm luôn đi đôi và tương xứng với tầm vóc của tập thể ấy trong cộng đồng quốc gia. Các chi tiết và các quan điểm khác trong bài viết xin dành cho người đọc nhận định và phán xét. Dù sao thì bài báo cũng cho thấy một góc nhìn của người Tây phương về Phật giáo nói chung. Góc nhìn đó tất nhiên bị ảnh hưởng bởi văn hóa và giáo dục của họ, và cả bản tính cá nhân của từng người, vì thế không nhất thiết giống như cái nhìn của mỗi người trong chúng ta. Tìm hiểu một góc nhìn khác cũng là một cách giúp chúng ta xét lại và bổ khuyết tầm nhìn của chúng ta về một nền tín ngưỡng lâu đời của Á châu.