Hiển thị các bài đăng có nhãn Cái chết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cái chết. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT - Để Tái Sinh Trong Một Kiếp Sống Tốt Đẹp Hơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG, TP. Hồ Chí Minh 10- 2010

Ấn bản tiếng Việt 2010
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG, TP. Hồ Chí Minh 10- 2010
Nhà sách VĂN THÀNH
60/116 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3,
TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 38 482 028 - 0908 585 560
Email: thanhnguyen@hcm.vnn.vn


Ấn bản tiếng Anh:
ADVICE ON DYING 
And Living a Better Life 
(ATRIA Books, New York, 2002, ISBN: 0-7434-6302-1)

Ấn bản tiếng Pháp:
VAINCRE LA MORT 
et vivre une vie meilleure
(PLON, Paris, 2003, ISBN: 2-259-19859-7)
Copyright by His Holiness the Dalai Lama and Jeffrey Hopkins, Ph.D. 2002


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO CHO CÁI CHẾT CỦA MÌNH

Dagpo Rimpoché
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của người dịch :
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nay Dagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.

Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại buổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại một ngôi chùa Tây tạng trên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harié, Michel Langlois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

CÁI CHẾT

Đức Dalai Lama 14

Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. 
Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.

Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất. Nếu điều xấu nhất không xảy ra thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta bất ngờ.

Điều này cũng ứng dụng cho sự thực hành Pháp: chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất vì không ai trong chúng ta biết được khi nào mình chết. Mỗi ngày chúng ta biết tin về cái chết trong báo chí hay cái chết của một người bạn, của người nào đó mà ta biết mang máng, hay của một người thân. Đôi khi chúng ta cảm thấy mất mát, đôi lúc chúng ta hầu như vui sướng, nhưng một cách nào đó, chúng ta vẫn còn bám chặt vào ý tưởng rằng điều đó sẽ không xảy ra cho ta.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Liệu có sự sống sau khi chết hay không

Câu trả lời này của Thầy chỉ là một lời mời, một lời đề nghị thực tập. Chúng ta cần sống đời sống của mình một cách chánh niệm hơn, với sự định tĩnh để có thể tiếp xúc một cách sâu sắc với những gì đang diễn ra trong ta và xung quanh ta.


Câu hỏi : Thưa Thầy, liệu có sự sống sau khi chết hay không ?

Thầy : Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó cũng giống như bên trái và bên phải. Nếu bên phải không có đó thì bên trái cũng không thể có mặt. Nếu không có bên trái thì cũng không có bên phải. Không thể nào có thể lấy bên trái ra khỏi bên phải hoặc lấy bên phải ra khỏi bên trái.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Câu Chuyện Của Người Không Muốn Chết

YEI THEODORA OZAKI | LÊ MỸ NƯƠNG dịch


Ngày xửa ngày xưa, có một người tên riêng là Tiên Thái Lang. Tên họ của anh ta “triệu phú”. Mặc dù vậy, anh ta không giàu tới mức ấy, những cũng còn lâu mới nghèo. Anh ta được thừa hưởng của bố một cơ ngơi nho nhỏ và sống ở đó, rong chơi chẳng màng tháng ngày. Cũng không hề nghĩ đến chuyện làm ăn một cách nghiêm túc đến tận năm ba hai tuổi.