63.2
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khổng Tử
(chữ Hán: 孔子; còn gọi
là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng,
nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của
ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông
Á.
Triết học
của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, bình thiên hạ",
sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo
Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Các giá
trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như
Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán.
Các tư
tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là
Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu,
ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius".
Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc
Trung Hoa.
Các bài
giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn",
được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại.
Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh:
Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy
Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).