Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá Bồ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

PHẬT GIÁO TRỢ GIÚP CHO Y KHOA

PHẬT GIÁO TRỢ GIÚP CHO Y KHOA


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


PHẬT GIÁO TRỢ GIÚP CHO Y KHOA
Sophie Coignard

Các nhà tâm thần học và các bác sĩ ngày càng phải cầu cứu đến kỹ thuật thiền định nòng cốt trong việc tu tập Phật giáo để giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng lo âu, chịu đựng đau đớn dễ dàng hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
« Đau đớn tràn ngập khắp nơi, và đau đớn là một điều không ai mong muốn » Đấy là một câu tóm lược vô cùng ngắn gọn kết quả của một sự kết hợp giữa các ngành khoa học nhận thức và Phật giáo. Dầu ở bất cứ nơi nào, từ Boston, Toronto, Genève, Maastricht hay Chateauroux, người ta đã mang các phương pháp thiền định ra để ứng dụng vào việc điều trị trong ngành phân tâm học, và đồng thời cũng giúp cho các bác sĩ chăm sóc các người bệnh nặng đang bị đau đớn hành hạ quá sức từ thể xác đến tinh thần. Sự kết hợp được đem ra thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và được công nhận như một phương pháp trị liệu chính thức. Trong khi đó thì nước Pháp vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Có phải nước Pháp, quê hương của Descartes (1) vẫn còn cố cưỡng lại cao trào tâm linh mang nguồn gốc Á châu ?

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Lời giới thiệu của người dịch: Thập nhị nhân duyên là một chủ đề quen thuộc, thường được đề cập và bình giải trong nhiều sách, bài viết cũng như băng đĩa. Tuy nhiên chúng ta cũng thử tim hiểu xem Phật giáo Tây phương tiếp cận và giải thích khái niệm này như thế nào.
Có thể người đọc cũng sẽ ngạc nhiên đôi chút trên phương diện thuật ngữ, lý do là các học giả Tây phương nói chung không nhất thiết dựa vào kính sách bằng Hán ngữ để bình giải và thông thường thì ngoài những tư liệu bằng tiếng Hán các tác giả Tây phương còn căn cứ vào các kinh sách bằng tiếng Phạn và tiếng Pali. Hơn nữa các học giả Tây phương lại được thừa hưởng một gia tài văn hóa lâu đời về triết học cũng như những hiểu biết cận đại về khoa học, do đó kinh sách dịch thuật của họ khá cởi mở, minh bạch và chính xác, Trong khi đó kinh sách tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ kinh sách Trung hoa đã được dịch thuật từ nhiều trăm năm cho đến hàng ngàn năm trước.
Thập nhị nhân duyên trong kinh sách bằng ngôn ngữ Tây phương được dịch làMười hai mối dây tương liên hay Mười hai mối dây lệ thuộc hoặc trói buộc. Gốc tiếng Phạn của Thập nhị nhân duyên là Dvadasanga pratityasamutpada hay còn gọi là Dvadasa nidana, nguyên nghĩa của các cụm từ này là mười hai mối dây tương tác, tương tạo hay tương liên. Riêng chữ pratityasamutpada còn có nghĩa là sự tạo tác lệ thuộc hay sự tạo tác do điều kiện mà có.  Người Tây phương dịch chữ pratityasamutpada là interdependance, thật hết sức đơn giản và chính xác, còn kinh sách gốc Hán thì dịch chữ này là Lý duyên khởi.
Thí dụ trên đây cho thấy một số khác biệt về thuật ngữ giữa kinh sách Tây phương và kinh sách gốc Hán. Thật vậy, ngôn ngữ dùng để chuyển tải Đạo Pháp rất quan trọng. Nếu một ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp minh bạch, có khả năng thích ứng với khoa học và triết học hiện đại thì sẽ có nhiều hy vọng mang Đạo Pháp đến gần với con người trong các xã hội ngày nay hơn.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO Philippe Cornu

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO Philippe Cornu


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO 
Philippe Cornu

Nhìn thấy được sự hiện hữu hiển nhiên của khổ đau trên thế gian này, Đức Phật đã vạch ra một con Đường gọi là con đường Đạo Pháp (Dharma) để giúp chúng ta tự giải thoát khỏi những khổ đau của sự hiện hữu này. Con đường Đạo Pháp đó đòi hỏi chúng ta phải luyện tập kiên trì, trước nhất là phải biết sống đạo đức, tiếp theo là thiền định và sau hết là quán nhận được bản chất của hiện thực. Phương pháp tự giải thoát cá nhân trên đây được xây dựng chung quanh một số khái niệm đặc thù mà ông Philippe Cornu sẽ trình bày dưới đây. (Tạp chí Le Point)
Vài lời giới thiệu của người dịch: Phật giáo phát triển đã từ hơn hai ngàn năm nay, vượt qua không gian và thời gian để thích ứng với tất cả mọi bối cảnh văn hóa và tất cả các nền văn minh nhân loại. Phật giáo vì thế cũng đã trở nên vô cùng phong phú và phức tạp. Kinh sách và các phương pháp tu tập rất đa dạng nên có thể làm cho một số người hoang mang hoặc gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu hay tu tập Phật giáo. Thiết nghĩ một bài viết ngắn gọn và chính xác tóm lược một vài khái niệm căn bản của Phật giáo cũng có thể ích lợi cho những người chưa thấu hiểu được Phật giáo là gì và biết đâu cũng có thể giúp ích thêm phần nào cho những người đã từng tu tập lâu nay nhưng vẫn còn mơ hồ không biết mình đang đứng đâu trên con đường Đạo Pháp bao la. 

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

ƯU BÀ CÚC ĐA MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH

ƯU BÀ CÚC ĐA MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN I
CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


ƯU BÀ CÚC ĐA MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH

Ưu-bà-cúc-đa (Upagupta) là một vị đại sư Phật giáo. Phái Bắc tông xem ông là vị tổ thứ tư của Thiền tông Ấn độ, còn Nam tông thì lại xem ông là một vị La-hán. Người ta tìm thấy những tư tưởng mang tính cách thiền học rất sâu sắc của ông trong rất nhiều giai thoại ghi chép trong kinh sách, tuy nhiên tên của ông cũng thấy xuất hiện trong các câu chuyện dân gian, kể cả những tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Trong bài viết này ta thử chọn ba « tác phẩm » điển hình nói đến ông để trình bày dưới đây : thứ nhất là một câu chuyện cổ tích Ấn độ, thứ hai là một bài thơ của một đại văn hào và sau hết là một vở kịch. Những tác phẩm này được chọn trong mục đích làm một thí dụ điển hình giúp chúng ta suy tư và mở rộng một tầm nhìn về Phật giáo nói chung.1- Một câu chuyện cổ tích
Vào thời Đức Phật còn tại thế, tại thành Mathura có một vũ nữ tên là Vasavadatta, sắc đẹp tuyệt vời và tài nghệ thì không ai bì kịp. Nói đến Vasavadatta thì cả thành phố ai cũng biết. Nhan sắc và tài múa hát của nàng đã khiến bao nhiêu người say mê, tuy nhiên nàng vẫn chưa tìm được một người đàn ông nào tâm đầu ý hợp.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào

Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

NGƯỜI PHẬT GIÁO NHÌN VẠN VẬT NHƯ THẾ NÀO

Phật giáo giảng rằng mọi vật thể và mọi biến cố, tức mọi hiện tượng trong thế giới này là « ảo giác », « bản thể tối hậu » của chúng chỉ là « trống không ». Bản chất của tất cả những gì xảy ra chung quanh ta, trong đó kể cả bản thân và tâm thức của ta nữa, đều « không thật », tức « không hàm chứa bất cứ một sự hiện hữu tự tại hay nội tại nào cả ». 
             
Vậy thế giới này đây, tức môi trường trong đó chúng ta đang sinh sống, thật sự là gì ? Chúng ta là ai ? Mọi sự vật và biến cố, tức mọi hiện tượng do đâu mà có, nguồn gốc của chúng là gì ? 
             
Để giải đáp cho những câu hỏi trên đây, Phật giáo đã đưa ra hai khái niệm then chốt là « Tánh không » (Sunyata) của mọi vật thể và mọi biến cố và khái niệm về sự « tương liên, tương kết và tương tạo » của chúng. Tiếng Phạn gọi khái niệm tương liên là Pratiya samutpada, kinh sách gốc Hán dịch là nhân duyên sinh, duyên sinh, duyên khởi. Hai khái niệm nêu lên trên đây, Tánh không và nguyên lý tương liên, là những gì thật đặc thù và độc đáo của Phật giáo, bao hàm và liên kết cả hai lãnh vực hiểu biết : Khoa học và Triết học. Các học giả và triết gia Hy lạp, đồng thời hoặc sau Đức Phật một vài trăm năm, hình như đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Tiêu biểu nhất là Héraclite (Hêrakleitos), khoảng 540-480 trước Tây lịch, chủ trương sự biến đổi không ngừng của mọi vật thể, những gì sống là đang chết, những gì chết sẽ trở thành sống, không có ai tắm hai lần trong cùng một dòng nước... Những phát biểu của Héraclite tuy gần với cái nhìn của Phật giáo về bản thể của thế giới này, nhưng chưa đủ để so sánh với những gì thật bao quát và thâm sâu của khái niệm về vô thường trong Đạo Phật. 
              

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Đổi vận mệnh lúc lâm chung

Chương 5: Đổi vận mệnh lúc lâm chung
Thích Nhật Từ






Đạo tràng Tâm Cát, Santa Ana, Hoa Kỳ, 31/ 07/ 05.

THẢN NHIÊN LÚC LÂM CHUNG 

Làm lại cuộc đời lúc lâm chung là tạo sự thay đổi vận mệnh trong giờ phút cuối cuộc đời. Khái niệm“lâm chung” được giới y khoa đánh giá là mấu chốt quan trọng của đời người. Khi một người bị bệnh lâm sàng, giới y khoa thường tìm cách trấn an, không cho biết đang mắc bệnh gì, nguy hiểm đến tính mạng thế nào, chết lúc nào. Thái độ của bác sĩ vẫn thản nhiên, khuyên bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường để nỗi sợ hãi không xuất hiện nơi người bệnh.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm trước cái chết

Chương 4: Kinh nghiệm trước cái chết
Thích Nhật Từ






Thiền Viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, 14/ 07/ 05.

KINH NGHIỆM KHỔ ĐAU

Sáng nay, chúng tôi có dịp trò chuyện với một Phật tử tại Houston và được kể về kinh nghiệm của người thân bị tai nạn. Tai nạn đó đã để lại cho cô ấy một thương tật khá nặng nề, không tự đi lại được, mà phải di chuyển bằng xe lăn. Cô ấy vô cùng khổ đau, vì phải ở bệnh viện suốt sáu tháng trời, trải qua nhiều cơn hôn mê. Sau khi xuất viện, cô sống cuộc đời của người tàn tật gắn liền với chiến xe lăn. Từ đây, cô mang nặng trong lòng nỗi mặc cảm. Mặc cảm vì thân thể của mình không còn bình thường, mặc cảm vì phải sống bằng trợ cấp xã hội, nhất là khi thấy những người xung quanh dòm ngó, quan sát mình. Tất cả những mặc cảm đó làm cho đời sống của cô vốn đã bất hạnh càng trở nên đau buồn hơn.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Không sợ hãi cái chết

Chương 3: Không sợ hãi cái chết
Thích Nhật Từ






Tịnh Xá Ngọc An, Sacramento, Hoa Kỳ, 25/ 06/ 2005

CON TÀU TATINIC

Cách đây vài hôm, tại San Jose, Hoa Kỳ, tôi có chia sẻ bài pháp thoại về cách đối diện cái chết. Tôi phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến cái chết là tuổi thọ kết thúc, nghiệp chấm dứt, tuổi thọ và nghiệp kết thúc và hết do tác động điều kiện hoàn cảnh như thiên tai, tai nạn, bị sát hại, quyên sinh v.v…

Những trường hợp chết trái ngang, kinh điển Phật giáo gọi là hoạnh tử, dân gian gọi là bất đắc kỳ tử. Những cái chết đó thường mang lại nỗi khổ, niềm đau rất lớn cho người thân, gia đình và bè bạn. Trong chúng ta, ai đã chứng kiến cảnh ông bà, cha mẹ, con cái, hoặc người thân qua đời trong tình huống ấy, thường để lại nhiều nuối tiếc và có khuynh hướng không chấp nhận cái chết diễn ra như một sự thật.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Đột biến lúc gần chết

Chương 2: Đột biến lúc gần chết
Thích Nhật Từ





Đạo tràng Tiếng Chuông Tỉnh Thức, Houston, Hoa Kỳ, 16/ 07/ 05.



TRỞ VỀ CÁT BỤI

Cách đây vài hôm, tại Thiền viện Minh Đăng Quang, Houston, Hoa Kỳ, tôi đã chia sẻ một vài kinh nghiệm và góc độ liên hệ đến cận tử và trợ tử, như một dữ liệu cần thiết để tham khảo, áp dụng lúc trong gia đình có người đối diện trước cái chết. Nhờ đó, ta sẽ không lúng túng, rơi vào trạng thái sợ hãi, lo âu, mà tập trung lo cho người chuẩn bị quá cố được an toàn và được hạnh phúc trong cảnh giới tái sanh.

Trong buổi pháp thoại hôm ấy, chúng tôi đề cập một vài yếu tố tâm lý như: trạng thái sợ hãi trước cái chết, trạng thái lo âu hồi hợp, thái độ tâm lý tiếc nuối và trạng thái thiếu sáng suốt. Đó là những tâm lý làm cho hương linh người mất bị vướng mắc, khó ra đi. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục chia sẻ một vài góc độ khác.

Sáng nay, chúng tôi được gia đình cư sĩ Liên Hoa đưa đến tham quan Viện bảo tàng Khoa học Tự Nhiên. Trong viện Bảo tàng có rất nhiều hiện vật được trưng bày như các loài bướm và một số loài động vật khác. Ấn tượng nhất là hình ảnh các xác ướp Ai Cập. Các xác ướp này là của những người giàu có hay những người quyền quý thời bấy giờ. Trong lúc sinh thời họ đều mong rằng, sau khi chết, họ sẽ có được một đời sống sung túc, an nhàn, hạnh phúc vĩnh cửu dưới âm phủ.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Quán niệm hơi thở

Ven. Ajahn Sumedho 
Mỹ Thanh dịch

Hơi thở không phải là vật gì đó mà chúng ta tạo ra hay tưởng tượng, chỉ là một quá trình tự nhiên của cơ thể liên tục hoạt động cho đến khi mạng sống chấm dứt, dù chúng ta có chú tâm vào hơi thở hay không, hơi thở vẫn luôn hiện diện, và chúng ta có thể quay về hơi thở bất cứ lúc nào.

Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định. Chúng ta không cố gắng làm cho hơi thở dài hơn, ngắn hơn hay điều khiển nó theo một phương thức nào, chỉ đơn giản là ngồi yên theo dõi nhịp hơi thở ra vào một cách bình thường. Hơi thở không phải là vật gì đó mà chúng ta tạo ra hay tưởng tượng, chỉ là một quá trình tự nhiên của cơ thể liên tục hoạt động cho đến khi mạng sống chấm dứt, dù chúng ta có chú tâm vào hơi thở hay không, hơi thở vẫn luôn hiện diện, và chúng ta có thể quay về hơi thở bất cứ lúc nào. Chúng ta không cần có những trình độ chuyên môn nào để theo dõi hơi thở, chúng ta không cần phải đặc biệt thông minh, chúng ta chỉ cần hài lòng và nhận biết hơi thở ra vào của chính mình. Sự sáng suốt không phải nhờ vào học hỏi các lý thuyết, triết lý vĩ đại, mà là nhờ vào sự quan sát những việc tầm thường.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Làm đẹp Thân Tâm

Thích Chúc Đại

Từ những lời dạy vô giá của Thế Tôn, chúng ta có thể nhận chân được rằng, cuộc sống này do chính mình tạo ra, nếu mình biết chế tác bằng chất liệu của thiện pháp, tưới tẩm hạt giống chánh hạnh mỗi ngày thì sự an lạc của thân và tâm luôn hiện hữu với chính mình.

Sự kết hợp của hai yếu tố thân và tâm xây dựng nên thân ngũ uẩn của một con người. Rồi từ con người đó, trong suốt quá trình sống, con người có thể thực hành thiện pháp, sống với thiện nghiệp khiến cho thân tâm vị ấy được an lạc, hạnh phúc và cho đến giải thoát. Nhưng cũng từ con người này, họ cũng có thể gây ra biết bao điều bất thiện dẫn đến thân tâm phải chịu nhiều khổ đau và bất hạnh. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Làm thế nào để chúng ta có được đời sống trọn vẹn trong niềm hỷ lạc của kiếp người? Đây là câu hỏi lớn mà con người luôn trăn trở. Cùng với nỗi trăn trở ấy, chúng tôi quay về lời dạy của bậc Đạo Sư để tìm ra lời giải đáp cho những mê mờ của chính mình, đồng thời hy vọng được chia sẻ cùng bạn đọc.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Phương pháp thực tập kiên nhẫn

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Để duy trì mối quan hệ bền vững với người khác, để giữ gìn bạn mình, thì bạn phải thực tập kiên nhẫn.

Sự thực tập kiên nhẫn hằng ngày của bạn xuất phát từ đâu để mang lại tất cả những ích lợi này? Bằng cách nào bạn đã học tập để trở nên kiên nhẫn? Bạn hãy tự hỏi mình “ở đâu đã tôi học kiên nhẫn và thực tập kiên nhẫn? Tôi đã học nó từ những người tức giận tôi. Bằng cách phụ thuộc vào người tức giận ấy, tôi đã có thể thực tập và đạt được kiên nhẫn. Do vậy, tất cả an vui hạnh phúc mà tôi có được trong đời nhày và các đời sau là một kết quả của sự thực tập kiên nhẫn của tôi xuất phát từ người tức giận ấy. Nó thông qua lòng tốt của người tức giận ấy, người đã cho tôi cơ hội để thực tập kiên nhẫn, và rốt cuộc tôi có thể hiến dâng an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Nhờ người này, tôi mới có thể hoàn tất tính kiên nhẫn tuyệt mỹ, những hoàn hảo khác, do vậy, hoàn thành con đường của tâm Bồ-đề và chứng đắc giác ngộ tối thượng. Qua lòng tốt của người này, tôi có thể tận trừ tất cả tâm niệm sai lầm và chứng đạt tất cả tuệ giác. Ngưới tức giận ấy đã cho tôi cơ hội này. Người ấy thực sự đưa tôi đến giác ngộ. Qua lòng tốt của người này, tôi cũng có thể hiến dâng an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Người này thật tử tế biết bao! Người này đã cho tôi nhiều ích lợi biết chừng nào! Đây là con người cao quý nhất trong cuộc sống của tôi! Dù ai đó đã cho mình hàng triệu và hàng tỷ đô la, tôi cũng không bao giờ mua được sự an vui cho tâm mình qua việc thực tập kiên nhẫn. Bởi vậy, người tức giận cho tôi cơ hội để là thực tập kiên nhẫn có giá trị to lớn hơn hàng tỷ đô la, núi kim cương và đống vàng”.