Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoang Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoang Phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

2. Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN
VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

2
Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn

Kinh Sakalika Sutta SN 3.18 - SN 4.13
(Bài Kinh Về Mảnh Đá: Tương Ưng Bộ Kinh 3.18 và 4.13)

Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn. Lần thứ nhất khi Ngài bị ám hại và một mảnh đá đã đâm vào chân khiến Ngài bị thương, và lần thứ hai khi Ngài bị trúng thực trước khi tịch diệt.

Trường hợp thứ nhất xảy ra khi Đức Phật cũng đã trọng tuổi. Lúc bấy giờ trong tăng đoàn có một người tên là Bồ-đề Đạt-đa (Devadatta) em họ của Đức Phật, bất đồng chính kiến với Ngài về một số giới luật. Đề-bà Đạt-đa yêu cầu Đức Phật phải ban hành các giới luật thật khắt khe đối với các người xuất gia: chẳng hạn như không được ngủ trong nhà (phải ngủ dưới gốc cây hay trong các túp lều che bằng lá cây rừng), không được nhận ăn khi có người mời (chỉ ăn những gì trong bình bát do chính mình khất thực), phải ăn toàn rau trái (không được ăn thịt cá), phải sống di động (không được sống bám vào một nơi cố định)... Đức Phật không hoàn toàn chấp thuận và đưa ra một giải pháp dung hòa hơn bằng cách chỉ chấp nhận cho tăng đoàn tuân thủ các điều luật ấy trong một số hoàn cảnh nhất định nào đó với mục đích tránh mọi hình thức cực đoan. Vào thời kỳ này tăng đoàn cũng đã lớn mạnh, nhiều nhóm bắt đầu sống trà trộn với sự sinh hoạt thế tục và bám vào những nơi đông dân cư, và do đó đã đánh mất đi ít nhiều truyền thống cũng như nguyên tắc của người tu hành là phải xa lìa thế tục. Trước tình trạng đó, Đề-bà Đạt-đa đã thuyết phục được một số tỳ kheo theo về với mình và lập ra một tăng đoàn riêng. Sự chia rẽ này có thể đã đưa dần đến các âm mưu ám hại Đức Phật.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

1. Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
1
ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ SỰ ĐAU ĐỚN 
Sallatha Sutta (Bài Kinh về Mũi Tên)
Lời giới thiệu của người dịch
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần. Phật Giáo chủ trương một cá thể gồm có sáu giác quan, ngoài ngũ giác ra thì tri thức hay tâm thức cũng được xem như là một giác quan, đối tượng nhận biết của nó là xúc cảm, tư duy, ảo giác, kỷ niệm, trí nhớ, sự tưởng tượng, các giấc mơ, v.v...
Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. Trong bài kinh dưới đây Đức Phật gọi các xúc cảm đớn đau ấy là do một mũi tên thứ hai bắn trúng vào tâm thức mình, tức là xuyên vào cơ quan giác cảm thứ sáu của mình. Một người tu tập không để cho mũi tên thứ hai ấy bắn trúng mình và chỉ nhận biết sự đau đớn trên thân xác gây ra bởi một mũi tên duy nhất mà thôi. Hơn nữa người tu tập cũng xem sự đau đớn ấy không phải là thuộc của mình, không phải là mình, và đấy cũng là một phương cách khác giúp mình tự tách rời ra khỏi những khổ đau trong cuộc sống.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tu tuệ - Chú Thích

Chú Thích


Share on facebook

TU TUỆ 
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 
Hoang Phong biên dịch 
Nhà Xuất Bản Phương Đông

Chú Thích

1- Tupten Jinpa, sinh năm 1958 ở Tây Tạng, lưu vong ở Ấn Độ và xuất gia từ thuở nhỏ, đỗ tiến sĩ triết học tại Đại Học Cambridge Anh Quốc. Ông là một trong những người chuyên dịch sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma sang tiếng Anh.
2- Khentchen Kunzang Palden (1872-1943) là một vị đại sư thuộc học phái Ninh-mã (Nyingmapa). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập bình giảng chương IX trong tác phẩm"Hành trình đến Giác Ngộ" của Tịch Thiên.
3- Minyak Kungzang Seunam, một đại sư thuộc học phái Cách-lỗ (Guelougpa), và cũng là người đã đưa ra những lời bình giải về chương IX trong tác phẩm của Tịch Thiên theo quan điểm của học phái này.
Cả hai cách bình giải của Khentchen Kungzang Palden và Minyak Kungzang Seunam đều đã được dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương và gộp chung trong một quyển sách khá nổi tiếng đã được rất nhiều nhà xuất bản ấn hành và tái bản. Xin giới thiệu hai trong số các ấn bản này: một bằng tiếng Pháp và một bằng tiếng Anh:
- Khentchen Kungzang Palden & Minyak Kungzang Seunam: Comprendre la Vacuité, Ed. Padmakara, 1993
- Khentchen Kungzan Palden & Minyak Kungzang Sönam: Wisdom: Two Buddhist Commentaries on the Ninth Chapter of Shantideva's Bhodicharyavatara, Ed. Padmakara, 1993.