Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giacngo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Nói với cái tôi hờn giận



GN - Trong ta có một cái tôi hờn giận. Cái tôi này bày biện rất nhiều lý do để giải thích cho sự có mặt của nó trong mình. Từ những lý do nghe chừng rất dễ thương như vì thương-yêu nên mới giận hờn, chứ người dưng ai giận chi; vì quan tâm, lo lắng nên mới giận, mới trách, mới hờn đó. Đến những lý do nghe xong và “không thể hiểu nổi” như là, tại sao tôi yêu thương bạn như vậy mà bạn lại không thương tôi; từ nay trở đi tôi sẽ không bao giờ nhìn mặt bạn, xem như xa lạ nhé. 

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Cổng Chùa Tây Tạng-Bình Dương
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”. 


Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ VỘI VÃ

Thích Thái Hòa 


Nói vội vã đưa ta đi tới đâu? Hành động vội vã đưa ta đi tới đâu? Suy nghĩ vội vã đưa ta đi tới đâu? Chúng đưa ta đi tới với sai lầm, với thất vọng và khổ đau. Chúng đưa ta đi tới với bệnh hoạn già nua và hủy diệt sự sống một cách nhanh chóng.

Sai lầm thì không có an toàn. Thất vọng thì không còn có niềm tin để sống. Khổ đau thì sự sống héo mòn, bệnh hoạn và nhanh chóng bị hủy diệt.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Tản mạn từ chuyện sát sinh

NSGN - Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức mà quốc gia đó đối xử với loài vật. (The greatness of a nation and its moral progress can be judged by the way its animals are treated).(1) Thánh Gandhi


Những năm gần đây, dù không trẩy hội chùa Hương, nhưng chỉ cần xem truyền hình và đọc báo về “lễ hội truyền thống” này, chúng ta không khỏi kinh hãi trước cảnh tượng những con vật bị moi gan, mổ bụng, róc xương… treo lủng lẳng trên móc sắt được bày bán la liệt từ bến đò Yến Vĩ đến tận chân chùa Thiên Trù. Một cảnh tượng không chỉ gây phản cảm về thẩm mỹ, mà còn đặt ra những câu hỏi nhức nhối về văn hóa. Điều lạ lùng là nhiều “khách hành hương” vẫn có thể thản nhiên chè chén một cách vui vẻ giữa cảnh tượng đáng rùng mình đó trên đường đi lễ Phật!

Trong thời buổi hiện nay, trên thế giới có lẽ hiếm có quốc gia nào có thể ngang nhiên trưng bày những cảnh tượng hãi hùng đó để chào mời khách hàng, như ở Việt Nam. Trong khi các quốc gia phương Tây ra sức bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc cho từng con vật, kể cả những loài bị xem là sát thủ của loài người, hùm, beo, cá sấu, rắn độc v.v..., thì chúng ta lại tỏ ra hả hê, thậm chí hãnh diện với chuyện chè chén những món “độc” như thú rừng quý hiếm. Ăn được thịt của những loại thú lạ và quý hiếm cũng là cách để khẳng định “đẳng cấp” (?) của những trọc phú thừa tiền lắm của trong xã hội quái dị của chúng ta hiện nay. Nếu khách trẩy hội đến với chùa Hương bằng cả tấm lòng chân thành mộ đạo thì không thể không đau xót khi chứng kiến cảnh tượng phơi bày xác thú vật một cách man rợ, trông chẳng khác gì lò sát sinh trong địa ngục kia, vì đàng sau cảnh tượng đó là viễn tượng của một xã hội đang băng hoại về đạo đức và suy đồi về tâm linh.

Sống mãi trong môi trường đó, tâm thức con người chắc chắn sẽ bị tập nhiễm, lâu ngày sẽ trở nên trơ lì vô cảm. Chỉ những ai có đời sống tâm linh trong trạng thái còn thấp kém mới có thể cảm thấy hả hê khi tàn sát loài thú vô tội, vì những người đó cũng sẽ dửng dưng vô cảm trước sự khổ đau và cái chết của chính đồng loại mình. Mạnh Tử khuyên người quân tử nên xa lánh nhà bếp(2), vì tránh tiếp xúc với cảnh giết chóc các loài cầm thú ngay trong nhà bếp cũng là phương tiện để nuôi dưỡng thiện tâm. Khi thiện tâm không có môi trường để sinh khởi thì nó sẽ trở nên khô cằn, và con người dễ dàng trở nên tàn ác. Thực trạng đạo đức của xã hội hiện nay đang minh chứng cho điều ấy. Câu nói của Thánh Gandhi như vang vọng ngay tận trái tim văn hóa đang băng hoại của đất nước chúng ta.

Nền tảng thực sự cho sự phát triển của một xã hội không phải là bề mặt nổi của những công trình công cộng, mà là văn hóa. Khi thiên nhiên nổi giận, chỉ cần một cơn địa chấn hay một đợt sóng thần là tất cả những gì con người khổ công gầy dựng hàng nhiều thế kỷ có thể bị quét sạch đi một cách dễ dàng trong nháy mắt. Thế giới ngày nay đã cho ta thấy quá nhiều sự kiện nhãn tiền. Động đất ở Tứ Xuyên, sóng thần ở Nhật v.v... Cái gì sẽ còn lại sau những đổ nát tan hoang đó, những đổ nát khó lòng tránh khỏi giữa một cõi thế quá đỗi vô thường với muôn vạn thiên tai? Chính văn hóa, và chỉ có văn hóa, mới là nền tảng thực sự để giúp một đất nước trường tồn, có thể quật khởi sau những giai đoạn suy vi. Một đất nước dù giàu có, phồn thịnh đến mấy mà khi văn hóa đã đổ nát thì chắc chắn sẽ đi đến diệt vong về mặt tinh thần. Đó là quy luật lịch sử. Văn hóa là hồn nước, khi hồn nước đã tan thì toàn bộ đất nước chỉ còn là cái xác vô hồn. Chỉ có văn hóa mới giúp chúng ta kiến tạo được một đất nước vững bền. Suốt một ngàn năm chịu sự đô hộ của Trung Quốc, người Việt - dầu chỉ ít ỏi như một dân tộc nhỏ - vẫn bất khuất ngẩng cao đầu, không chịu bị đồng hóa trước mọi kẻ thù phương Bắc, để phục quốc xưng vương và giành lại nền tự chủ. Đó là sức mạnh của văn hóa.

Đời sống văn hóa không phải được đánh giá qua những phong trào hay những câu khẩu hiệu khoa trương dán đầy từ trong hẻm ra ngoài phố mà nó ẩn tàng trong sinh hoạt và ứng xử hàng ngày. Cảnh tượng giết thú man rợ ngay bên cạnh nơi thờ phụng thiêng liêng để “phục vụ” khách hành hương cho thấy mặt bằng văn hóa nước ta đã sa xuống quá thấp, nếu không muốn nói là đang băng hoại. Tại sao con đường dẫn đến cửa Phật từ bi lại phải đi qua xác của biết bao sinh linh vô tội?

Vào tháng 6 năm 2011, Chính phủ Úc đã từng ra lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia, thị trường nhập khẩu gia súc lớn nhất của nước này, sau khi Hãng Truyền thông quốc gia Úc (ABC) truyền hình cảnh động vật bị giết mổ dã man tại Indonesia, tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội trong dư luận(3). Đó mới chính là đỉnh cao văn hóa của đất nước loài chuột túi. Tôi rất xúc động khi đọc tin này vì hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần một lò mổ bò, tôi nhiều lần thấy những con bò đứng trì dây kéo không chịu bước đi với đôi mắt ướt đẫm, khi bị dẫn đến lò mổ. Chúng cảm nhận được sự hãi hùng với cái chết cận kề. Cảnh tượng trông rất thương tâm.

Nhà văn Thoreau, sau nhiều năm sống ở trong rừng một cách thân thiện với loài vật, đã quan sát thấy con thỏ khi bị dồn đến bước đường cùng cũng kêu khóc như một đứa bé(4). Một chi tiết rất nhỏ, nhưng nếu cảm nhận được, thì khi đưa một miếng thịt thỏ lên miệng hẳn ta sẽ thấy đắng cả lòng.

Khi đời sống văn hóa và tâm linh càng phát triển thì con người càng muốn xa lánh chuyện sát sinh. Đó cũng là cách biểu hiện lòng tôn trọng đối với tất cả các loài hàm thức. Phật giáo khuyến khích ăn chay là một cách để giúp tín đồ thể hiện hạnh nguyện ấy. Ăn chay còn có một hàm ý sâu xa khác, vì ăn chay là dùng toàn thảo mộc. Khác với loài vật khi bị giết là chết hẳn, các loài thảo mộc sau khi bị đốn, chặt vẫn có thể tiếp tục đâm chổi nảy lộc để tái sinh. Cho nên ăn chay, bên cạnh việc hạn chế sát sinh để tu dưỡng thiện tâm, còn có nghĩa là tiếp nhận được nguồn năng lượng tái sinh đó.

Ở Tây Tạng, người ta quan niệm rằng, những người ăn thịt cá chỉ nhằm thỏa mãn sự đói khát mà không hề suy ngẫm về hành động của mình và hậu quả về sau thì nên ăn chay; vì những tố chất thú vật mà người ăn hấp thu vào cơ thể có thể làm tăng thêm thú tính của họ. Nhưng vẫn có rất nhiều tu sĩ lạt-ma không ăn chay với lập luận rằng: khi họ ăn thịt và tiêu hóa thịt thú vật thì đồng thời họ cũng tiêu hóa những tố chất tâm linh khác được kết hợp trong đó, và họ có thể chuyển hóa được thực phẩm đó trở thành nguồn năng lực tinh thần và tâm linh để con vật được tái sinh trong cõi người.

Đối với chúng ta thì điều đó quá cao xa và bất khả tư nghì. Chúng ta chỉ cần biết ăn chay là phương tiện trì giới để tu dưỡng thiện tâm. Khi chưa có điều kiện để ăn chay thường xuyên thì chúng ta nên hạn chế việc sát sinh. Ăn chay hay hạn chế sát sinh có tạo được phước hay không, tôi cho rằng điều đó không quan trọng, vì khi ăn chay hay giữ giới sát mà ta cảm nhận được sự bình yên trong tâm thì đó mới thực sự là phước. Cũng như khi ta làm được một việc thiện thì tự nhiên thấy trong lòng hân hoan vui sướng, đó mới chính là “thiện báo”. Phật tại tâm, mà tâm an lạc tức là đã được Phật ban phước lành, sao lại phải trông đợi ở đâu xa?  

Chú thích
(1)http://thinkexist.com/quotation/the_greatness_of_a_nation_and_its_moral_progress/189870.html.
(2) Quân tử viễn bào trù (Mạnh Tử, Lượng Huệ Vương thượng).
(3) http://tamnhin.net/Print/11658/Australia-ngung-xuat-khau-gia-suc-sang-Indonesia-Loi-bat-cap-hai-.html.
(4)The hare in its extremity cries like a child. (Thoreau, Walden, Rinehart & Winston Inc., 1961, tr. 165).



Huỳnh Ngọc Chiến

http://www.giacngo.vn/nguyetsan/2012/07/22/1AC459/

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tích hợp Vật lý & Phật học?


Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt hai phương thức nghiên cứu giữa Vật lý và Phật học.

A. Phương thức nghiên cứu của Phật học là hướng nội vào tâm linh con người

Theo lịch sử Phật giáo thì Thái tử Tất Đạt Đa sau nhiều năm tu khổ hạnh trong rừng già đã tìm thấy chân lý của kiếp sống của con người, của các quy luật trong vũ trụ. Liệu có một cơ sở khoa học nào cho phương thức hướng nội này chăng?

Phương thức này có thể dựa trên cơ sở của nguyên lý vị nhân. Nguyên lý vị nhân [1] là nguyên lý theo đó ta thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được để mà quan sát nó. Nguyên lý vị nhân có thể là sự cộng hưởng, sự hòa âm, sự giao cảm giữa vũ trụ và con người.

Nếu như nguyên lý vị nhân (anthropic principle) là đúng thì rất có thể tâm linh con người có một mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, như thế biết khai thác tìm tòi trong tâm linh người ta có thể khám phá ra vũ trụ (so sánh với Socrate: biết bản thân con người sẽ biết được cả vũ trụ). Phương thức hướng nội vào tâm linh thực hiện qua thiền (meditation). Thiền có nhiều dạng thức tùy theo môn phái và lộ trình, giúp đạt nhiều mục tiêu: giác ngộ về lẽ sống, tư duy về quy luật của vũ trụ, kỹ thuật khí công, khơi dậy những tiềm năng kỳ lạ của con người,...

Thực tế với phương thức nghiên cứu này Phật học đã đạt những thành quả về cả hai mặt liên quan đến con người và vũ trụ. Riêng về phần con người Phật học đã đi sâu vào những phần sâu thẳm của tâm linh, vượt xa giới hạn của tâm lý học, của học thuyết Freud. Hiện nay khoa thần kinh học (neuroscience) cho rằng các phát hiện sinh học của bộ não có thể tương hợp với nhau nếu được tích hợp với lý thuyết Freud [3], song điều đó cũng chưa thể giải thích được các khía cạnh sâu thẳm của tâm linh, các công năng của thiền.

B. Phật học ngoài tâm linh con người còn phát hiện ra nhiều bản chất quan trọng của vũ trụ của thế giới bên ngoài nhờ sử dụng cộng hưởng của tâm linh với vũ trụ.

1. Vấn đề chân không
Như chúng ta biết trong lý thuyết lượng tử có thể nói vấn đề chân không là vấn đề quan trọng số một. Chân không không phải là một "môi trường", trong đó không có gì cả, trái lại chân không là một loại "ether" đặc biệt chứa những thăng giáng phần lớn của trường lượng tử điện từ. Chân không có thể chứa 3 khả năng đối với vật lý hiện đại :

- Vì chứa những thăng giáng điện từ, cho nên có thể tính được năng lượng chân không theo phương pháp phân tích Fourier ( dao động tử )và thấy rằng chân không có một năng lượng khổng lồ. Một hiện tượng quan trọng xảy ra trong chân không là lực Casimir và công nghệ nanô không thể không tính đến lực Casimir.

- Năng lượng chân không có thể là năng lượng tối gây nên quá trình giãn nở có gia tốc của vũ trụ.
- Cuối cùng là một khả năng quan trọng, có thể đó là nguồn gốc để giải quyết bài toán thống nhất. Nhàvật lý người Nga Andrei Sakharov đã đưa ra một cách nhìn táo bạo vào năm1967: nguồn gốc của hấp dẫn có thể là những thăng giáng của chân không với sự hiện diện của vật chất, như vậy từ chân không ta có hấp dẫn và các tia sáng sẽ bị cong vì hiện tượng khúc xạ của chân không?
Hiện nay nhiều nhà vật lý quan niệm rằng không - thời gian được hình thành từ những thăng giáng lượng tử của chân không ( hình 1). Như vậy từ chân không chúng ta có tất cả. Một điều kỳ diệu là Phật học cũng đi đến một kết luận như thế!

Phật học cũng xem chân không như nguồn gốc của mọi hiện tượng và không phân biệt chân không với hiện tượng qua luận thuyết nổi tiếng "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Trong Bát nhã Tâm kinh, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay Sắc này là Không, và Không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không. Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là thế giới hiện tượng".

2. Vấn đề đa vũ trụ:

Trong Vật lý học người ta nói đến những vũ trụ song song cấu thành đa vũ trụ. Người ta phân các vũ trụ song song thành 4 mức, ứng với 4 góc ở hình vẽ 1.

Hình 1. Hình này có 4 góc



I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.

II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, có cùng những phương trình cơ bản vật lý song các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian có thể khác, sự tồn tại của chúng dựa trên lý thuyết lạm phát hỗn độn vĩnh cửu.

III / Góc phải dưới: các vũ trụ song song mức III: có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử; theo mối tương quan AdS / CFT có thể hiểu được rõ ràng hơn nghịch lý thông tin trong lỗ đen. Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.

IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học º thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE.

Trong Phật học, vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thể giới khác.

Tuy giữa các thế giới song song trong vật lý học và các thế giới Phật học chúng ta chưa thể thiết lập một mối tương hợp đồng cấu hoặc đẳng cấu. Điều đáng nói ở đây là khái niệm đa vũ trụ là quan điểm tạo nên sự thống nhất giữa vật lý học và Phật học trong nhận định về vũ trụ.

Một điểm đáng chú ý nữa là trong vật lý học cũng như trong phật học người ta đều nói đến nhiều dạng hình học của vũ trụ
3. Tính vô thường:

Các thăng giáng của chân không lượng tử (phóng theo tranh
Bọt thời gian của hoạ sĩ Jean-Michenl Joy, L'Ecume du temps,
Saint Etienne, 1990).


Từ những thăng giáng đó đã hình thành vũ trụ
Trong vật lý học người ta quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, xuất phát từ một bigbang.

Lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bột phát của vũ trụ: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối.

Sau Bigbang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Lúc vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron.

Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.
Lúc vũ trụ được 300. 000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các phương trình vật lý đều chứa những hằng số như c-vận tốc ánh sáng, h-hằng số Planck, G-hằng số hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng đó là những đại lượng không thay đổi theo không gian và thời gian.
Hai màng chuyển động trong một không gian
nhiều chiều và va chạm nhau


Theo nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.

Theo kịch bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những bigbang, trong số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ riêng của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: quá trình chuyển tiếp giữa "tiền" và "hậu" bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền bigbang nhờ thu các sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng giáng trên phông của bức xạ tàn dư.

Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học.

Vô thường có nghĩa là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã v.v.. Đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi: thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời, đều nằm trong định luật vô thường.

Mọi vật trên đời này đều phải thay đổi và hoại diệt, không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây (birth, maturity, transformation and destruction).
Quan điểm vô thường của Phật học trùng hơp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.

C. Kết luận

Phật học không những có những mối tương đồng với vật lý trong các lĩnh vực vũ trụ học, các hạt cơ bản, mà còn nhiều mối tương đồng khác với sinh học, tâm lý học, phân tâm học (psychoanalysis), tâm lý trị liệu (psychotherapy),... Tư tưởng Phật học có thể là suối nguồn dồi dào cho khoa học nói chung.

Tích hợp các lý thuyết lớn trong vật lý với những tư tưởng Phật giáo hy vọng sẽ dẫn đến một " lý thuyết thống nhất" bao trùm vũ trụ và tâm linh con người.

GS.TS. Cao Chi (chungta)

Tài liệu tham khảo: [1] Fritjof Capra, The Tao of Physics [2] S. Hawking, Lược sử thời gian, bản dịch của Cao Chi & Phạm Văn Thiều [3] Mark Solms, Scientific American, tháng 5 năm 2004 [4] Edward Conze, A short history of Buddhism

https://giacngo.vn/phathoc/2008/10/10/72405B/

54.3 Kinh doanh phải có niềm tin vào thiện tâm



Geshe Michael Roach:


LTS: Michael Roach là người đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành Tập đoàn kinh doanh kim cương Andin International, với doanh thu hơn 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Ông đã từng tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Princeton với hạng danh dự, vinh hạnh nhận được Huy chương Học tập do Tổng thống Hoa Kỳ tặng và học bổng Mc Connell từ Học viện Quốc tế vụ Woodrow Wilson của Princeton.

Ông là một học giả về Phạn ngữ, Tạng ngữ và Nga ngữ và còn là người phương Tây đầu tiên nhận được học vị cao nhất của Phật giáo theo truyền thống Tây Tạng (Geshe, tương đương tiến sĩ Phật học) từ tu viện Sera Mey sau hơn 20 năm tu học. Ông có rất nhiều tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng mà trong đó tác phẩm được giới doanh nhân Việt Nam biết đến nhiều nhất là "The Diamond cutter" (Năng đoạn kim cương – bản dịch Việt ngữ của Trần Tuấn Mẫn) - Cuốn sách nổi tiếng về chia sẻ những áp dụng trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống. Nhân dịp đầu năm mới Canh Dần 2010, Giác Ngộ có cuộc trao đổi với ông về những đó góp của giáo lý Đức Phật vào việc kinh doanh và làm giàu chân chính.

Description: Description: Description: cid:image001.jpg@01CD639A.0E36ACB0

Geshe Michael Roach

- Là một người sinh trưởng và được giáo dục trong môi trường văn hóa phương Tây, cơ duyên gì đã đưa ông đến với việc thực tập các trí tuệ Phật giáo tại một tu viện ở Tây Tạng?

Tôi là một người có tuổi thơ không được vui vẻ khi cha mẹ chia tay sau một vụ ly dị thiếu sự thân thiện. Là người con trong gia đình, tôi đã chứng kiến sự thay đổi tận gốc rễ các trạng thái cảm xúc của cha mẹ tôi, từ yêu nhau tha thiết đến ghét nhau thậm tệ. Thời trung học, tôi cũng trải qua một hoàn cảnh tương tự với một người bạn gái. Từ đó, tôi nhận ra rằng giữa yêu đến ghét không có nhiều khoảng cách.

Tất cả những hình ảnh đầu đời này đã ám ảnh và thôi thúc tôi đi tìm câu hỏi tại sao con người lại hành động như vậy. Đây cũng chính là lý do khiến tôi tìm kiếm và bắt đầu nghiên cứu Phật học. Cũng may mắn với tôi, khi tốt nghiệp Đại học Princeton - Mỹ với hạng ưu, tôi đã nhận được tài trợ đến châu Á học về trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng. Việc này khởi đầu năm 1983 và kết thúc sau 20 năm kiên trì tu tập và thực hành lời Phật dạy trong tu viện. Qua đó, tôi được biết Phật giáo giải thích sự bất hòa hợp trong mối liên hệ là do ý tưởng tiêu cực của những người trong cuộc đối với nhau và khi những ý tưởng này thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi. Tiêu cực ở đây có nghĩa là cái nhìn của chúng ta đối với người kia bị ảnh hưởng quá nặng ái dục nên không chính xác, không thực.

- Vậy từ một tu sĩ Phật giáo, ông đã dấn thân vào con đường kinh doanh như thế nào?

Sau một thời gian dài hướng dẫn sự tu tập của tôi, Thầy tôi là Lạt ma Khen Rinpoche như nhận ra một điều gì đó đã bảo với tôi nên đi vào lĩnh vực kinh doanh. Ngài đã đưa ra lý do rất thuyết phục rằng, tu viện là nơi thích hợp để học những tư tưởng lớn của trí tuệ Phật giáo nhưng thương trường mới chính là "phòng thí nghiệm" để tôi kiểm nghiệm những tư tưởng ấy trong thực tế cuộc sống.

Thoạt đầu tôi hơi bị sốc với lời dạy ấy dù thừa biết khó có thể trái lại lời Thầy vì đó truyền thống trong môi trường tu học tại tu viện Phật giáo. Tuy vậy, tôi đã tìm cách trì hoãn việc này đến hơn 1 năm khi luôn ngụy trang thông tin với thầy rằng mọi thứ đang được xúc tiến thực hiện mỗi khi gặp, nhận câu hỏi về tiến độ công việc từ Thầy.

Nhưng rồi, chuyện gì đến cũng phải đến. Tôi bắt đầu đầu dấn thân vào thương trường như lời dạy của Thầy mình và cũng là cách để thực tập lời dạy của Đức Phật.

- Có mâu thuẫn không khi đang thực tập theo giáo lý Phật giáo – tôn giáo luôn dạy việc xả ly, ông lại chấp nhận tiến hành các công việc kinh doanh, cố kiếm ra nhiều tiền?

Theo tôi, trong Phật giáo, tiền bạc không xấu, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời hơn là không có. Vấn đề làm ra tiền bằng cách nào; làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Kiếm tiền lương thiện, hiểu rõ nó từ đâu ra để tiền đừng dừng lại và giữ quan điểm lành mạnh khi ta có nó đều bắt nguồn từ những lời dạy về chánh niệm của Đức Phật. Cái quan trọng nhất vẫn là tâm ý của mỗi người chứ không phải ở việc kinh doanh và có nhiều tiền.

Ngoài ra, cũng phải học cách hưởng thụ tiền bạc - tức là học cách giữ cho tinh thần và thân thể lành mạnh khi làm ra tiền. Kiếm tiền không được làm cho mỗi người mệt mỏi cả thể xác và tinh thần, một doanh nhân tàn phá sức khỏe khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.

Bản thân tôi, làm ra rất nhiều tiền nhưng nhìn lại mình vẫn không có gì. Nhà sang trọng cũng không, xe đắt tiền cũng không, tài sản quý giá cũng không,…tất nhiên là tôi có cái laptop để theo dõi công việc kinh doanh của mình (cười).

- Như vậy theo ông, Đức Phật đã dạy những gì về kinh doanh và làm giàu?

Áp dụng lời Phật vào kinh doanh, một nguyên tắc không thể bỏ qua là phải dành thời gian quay nhìn lại sự nghiệp kinh doanh của mình. Tôi nghĩ, bao năm làm kinh doanh của mỗi người đều đã có một ý nghĩa nào đó. Khi nhìn lại tất cả những gì đã đạt được, cần phải thấy và định hướng rằng chúng ta đã điều hành chính chúng ta và điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài, để lại dấu ấn tốt cho đời.

Description: Description: Description: cid:image002.jpg@01CD639B.3D4587A0

Geshe Michael Roach hướng dẫn thiền cho doanh nhân Việt Nam

Chúng ta cần biết rằng, kinh doanh cũng như cuộc đời là một chuỗi các mục tiêu và quyết định được đưa ra. Có thuận lợi, có khó khăn, có thành, có bại... Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một loạt tác nhân chúng ta đã tạo ra trước đó mà đạo Phật gọi là nhân quả.

Ý thức được việc này, tự mỗi người sẽ đề ra các quy luật hướng thượng để điều khiển sự thành bại của mọi công việc. Ngoài ra, doanh nhân cũng phải luôn nhớ rằng, sự giàu có không chỉ dồi dào về tài chính mà còn mạnh khỏe cả thể chất và tinh thần mà ở đó phải có niềm tin vào thiện tâm. Làm được như thế, doanh nhân mới cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự.

- Trong tu viện, chắc chắn ông thường được dạy về sống từ bi và yêu thương nhưng thương trường luôn được xem là chiến trường buộc con người phải thâm độc, hiểm ác. Ông đã giải quyết, dung hòa hai mặt của lý tưởng và công việc mà mình đang đi như thế nào?

Đây quả là một câu hỏi hay! Tôi luôn cho rằng, đồng tiền được làm ra phải là đồng tiền lương thiện và chân chính mà Đức Phật luôn đúc kết thành hai nội dung lớn: làm điều thiện, tránh làm điều ác.
Nói như vậy nhưng để áp dụng vào cuộc sống, nhất là trong công việc kinh doanh thì không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi người ta phải có sự thấu hiểu về thể cách vận hành của nhân quả, từ đó khéo léo và tinh tế trong việc ngăn chặn những hạt giống xấu để chúng không tiến triển. Đồng thời, biết cách gieo trồng và nuôi dưỡng những hạt giống tốt, thứ sẽ đem đến những điều như ý cho ta.

Có làm ra nhiều tiền nhưng tâm vẫn luôn đầy các tham ái, dục vọng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế, trong việc kinh doanh, những gì tôi cảm nhận chỉ mang lợi về mình mà làm cho người khác khổ đau thì tôi không bao giờ thực hiện.

-  Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, ông đã bao giờ bị đối tác lừa gạt không? Lúc đó, ông sẽ giải quyết như thế nào?

Có chứ, nhưng chỉ một vài lần. Trong những trường hợp như thế, tôi luôn xem đó như là nghiệp mình phải trả để không tức giận. Ngoài ra, tôi cũng cố gắng dành thời gian đánh giá lại những gì mình làm và tìm cách trao đổi, khuyên đối tác đừng làm việc xấu ấy nữa.

- Lời chúc mừng năm mới của ông đến với độc giả báo Giác Ngộ, đặc biệt đối với giới doanh nhân là gì?

Mỗi năm mới, tôi luôn có thói quen đưa ra một lời hứa tốt lành nào đó để bắt đầu thực hiện. Trong niềm vui chung, tôi mong bạn đọc báo Giác Ngộ và giới doanh nhân Việt Nam cũng như thế. Cuối cùng, kính chúc một năm mới thật an lành và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

- Chân thành cảm ơn ông về buổi nói chuyện rất thú vị đầu năm này!

Bảo Thiên thực hiện

https://giacngo.vn/phathoc/2010/02/28/7BD202/

Con lừa già

Một ngày kia, có con lừa già của người nông dân sẩy chân xuống cái giếng bỏ hoang. Giếng rất sâu, người ta không sử dụng, chỉ đổ rác thải xuống đó. Con lừa kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền, chủ của nó cũng tìm mọi cách nhưng không thể cứu con lừa già lên được.
Cuối cùng, ông quyết định rằng, con lừa đã già rồi, rất lười và chậm chạp; còn cái giếng, đằng nào cũng phải lấp, nên khỏi phải bận tâm về con lừa nữa, cứ để mặc cho nó sống chết ở dưới đó.